hưởng mạnh đến những chính sách của Việt nam, đến độ dường như còn
hơn cả những nước đã từ bỏ chế độ cộng sản, theo chính sách vĩ mô do Quỹ
Tiền tệ Quốc tế đề ra. Kết quả là trong năm 1995, hố chia cách giữa lý
thuyết và quyền lực, giữa con người lý luận và con người hành động càng
rộng lớn.
Đảng đưa ra nghị quyết xác định Việt nam sẽ phát triển “một nền kinh tế
đa khu vực với những thành phần kinh tế và cơ sở kinh doanh đa biệt để
tiến tới chỗ phát triển mau chóng...nhà nước sẽ điều hợp và hướng dẫn kinh
tế thị trường hơn cho phù hợp với những định hướng xã hội chủ nghĩa.”
Những người lãnh đạo đến lúc phải thừa nhận những quy luật phát triển
chung của kinh tế thế giới và những quy luật phổ biến của sản xuất hàng
hóa - như một bài viết trên tạp chí lý luận của đảng CS là “để cho nhân tố
tư bản chủ nghĩa đạt tới một mức độ nhất định của phát triển trong thời kỳ
quá độ là một vấn đề khách quan.” Tổng bí thư Đảng vào đầu năm 1994
phải thú nhận là “xây dựng chủ nghĩa xã hội tuy thế hãy còn mới mẻ” cần
phải “học tập Chủ nghĩa Mác-Lenin” về chính sách kinh tế mới và chủ
nghĩa tư bản do nhà nước quản lý để tìm ra những hình thái mới trong thời
kỳ quá độ. Thật ra thú nhận này chỉ để che dấu những chính sách vô trách
nhiệm trong việc quản lý kinh tế của đất nước từ nhiều thập niên qua khi
đảng CS nắm chính quyền.
Sự bế tắc trầm trọng giữa nhóm lãnh đạo là chỉ nhất trí trên nhu cầu duy
trì bá quyền chính trị chứ không phải tìm cách để giải quyết những thử
thách nghiêm trọng và khó khăn của chính sách, cho nên đất nước rơi vào
chỗ vô định trên nhiều mặt định chế và xã hội. Đại hội Đảng tháng Sáu
năm 1996 đã phơi bày công khai tình trạng mâu thuẫn khủng hoảng trong
nội bộ đảng Cs như tình trạng xung đột ở Liên Xô tronbg những năm cuối
trước khi sụp đổ. Sự bế tắc ấy đã diễn ra những nghịch lý trong xã hội. Tại
sao chế độ cộng sản tại Việt nam chưa sụp đổ?
Hỏi như vậy có nghĩa là hiện trạng của Việt nam chưa thay đổi, không có
nghĩa là tất yếu sẽ không phải biến đổi. Lý ưng, Việt nam sẽ biến đổi khi