nước, ngày nay hầu như không rõ ràng chỗ nào chó giũ sạch và chỗ nào
nước bắt đầu.”
Hiện tại, một số nước trên thế giới (Trung quốc, Bắc, Triều tiên, Việt
nam, Lào, Miên, Cuba) vẫn còn được kể là những nước cộng sản. Trước sự
tan rã của khối Xô viết và ý thức hệ cộng sản, những nước còn lại kể trên đi
về đâu. Một nhà nghiên cứu chính trị (Richard Sakwa) nghĩ là chúng đang
trên lộ trình tự vượt chủ nghĩa cộng sản. “Tự vượt” xuất phát từ những
quan tâm và cấp bách mang tính bản địa, vì dường như quá trình biến đổi ở
Đông Âu không có ảnh hưởng, ít ra đối với Trung quốc. Theo Sakwa, cách
mạng tự vượt ở châu Á chỉ hoàn tất không phải là giải thể những chế độ và
biến đổi quyền lực của chúng thành những hình thái mới, nhưng do chính
những hệ thống cộng sản dẫn sự thích nghi tuần tự đến những nhiệm vụ
phát triển quốc gia hướng về thị trường. Liệu điều này có thể xảy ra?
Một nhà nghiên cứu trẻ Trung quốc, Zhang Boshu không tin vào những
dự tưởng lạc quan này. Boshu cũng phê bình Brzezinski đã đáng giá sai khi
ca ngợi “chủ nghĩa cộng sản mại bản” của Trung quốc khi cho là chỉ số độ
khủng hoảng của Trung quốc thấp nhất trong các nước vùng Đông Á. Thật
ra cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội cũng như chính trị đạo đức đã xảy ra
ngay trước khi Brzezinski cho ra mắt tác phẩm nói đến ở trên. Cuộc vận
động ngày 4 tháng Sáu năm 1989 cho dân chủ không phải là một biến cố
đơn lẻ, chỉ sáu tháng sau biến động Thiên An Môn hàng loạt những cao
trào dân chủ dấy lên ở Đông Âu và Liên Xô. Sự cáo chung của chủ nghĩa
xã hội hiện đại chỉ ra chủ nghĩa cộng sản kiểu Mác xít dầu là Mao hay
Lenin-Stalin không thể coi là một mô hình xã hội lý tưởng.
Những nước cộng sản hiện hữu là những tàn tích của thử nghiệm một mô
hình xã hội, cuộc thử nghiệm này trả một giá xương máu cho nhân loại và
để lại một hội chứng hậu cộng sản. Ý thức hệ ấy do một đảng độc quyền ý
thức hệ, một giai cấp mới của chủ nghĩa Djilas.
Hai đặc điểm cơ bản của những nước XHCN hiện hữu này là một guồng
máy khủng bố có sách lược và một hệ thống kinh tế suy bại.
Xét riêng Việt nam, hiện tượng tham nhũng đã trở thành căn bệnh nội tạng
và giới lãnh đạo bảo thủ luôn luôn coi cải cách chính trị là một “diễn biến