gánh phần trách nhiệm thay bố mẹ cháu, lo cho An trên bước đường học
tập”. An vẫn im lặng. Chú chậm rãi tâm tình, trên đất khách quê người này,
chú cháu mình phải cuốn túm lấy nhau, còn ai thân thiết hơn nữa đâu. Hòa
rút khăn mùi xoa thấm giọt nước mắt trào ra nơi mí mắt như muốn thấm
khô cả nỗi cô đơn ở chính nơi lòng mình. An hiểu lòng chú, ánh mắt rưng
rưng cảm kích. Phải rồi, chú đã ý thức được sâu xa tình ruột thịt mà Quốc
văn giáo khoa thư dã răn dạy. Anh chợt nhớ câu thành ngữ quý báu, chở
đầy trách nhiệm và tình nghĩa của người xưa: “Chú cũng như cha”. Chú
hơn An vài tuổi mà đã nghĩ được trách nhiệm cao quý. Giờ này tình cảm
quý mến và kính trọng của An đã đắp đầy hố ngăn cách về tuổi tác giữa hai
người.
An đã hai mươi tuổi, lòng tự trọng và ý thức tự lập như sát cánh cùng bảo
nhau hãy khước từ sự giúp đỡ của thân nhân. Nhờ vả tuy không phải là điều
đáng hổ thẹn nhưng ơn huệ sẽ đeo đẳng và có thể còn gây ra những phiền
lụy cho người thân. Vả lại, lứa tuổi hai mươi không còn là nhỏ dại nữa rồi.
Chẳng nhất thiết cứ phải có bằng cử nhân người ta mới có thể lập thân lập
nghiệp. Sớm lo lập thân dù gặp nhiều thách đố cũng là điều nên làm – An
nghĩ. Anh thầm biết ơn tấm lòng giàu yêu thương của chú Hòa, Bá Hoán
nhưng không thể lạm dụng. Vụ lợi cho mình đồng nghĩa với ích kỷ, chẳng
đẹp đẽ gì. An hít một hơi thở cực sâu đến căng lồng ngực như là để mượn
khí trời hỗ trợ cho ý định dứt khoát đã chín muồi, anh xé lá đơn xin học lớp
đệ nhất. Lại một hơi thở thật sâu nữa, anh thầm nói với chính mình, sẽ
chấm dứt con đường cắp sách đến trường. Ta sẽ lập nghiệp theo con đường
khác, cho dù gian nan vất vả.
Không phải chỉ có An chọn con đường binh nghiệp. Hàng trăm học sinh ở
trại di cư Phú Thọ đã nộp đơn xin học trường Sĩ quan Thủ Đức. Không
phải ai cũng được nhà trường chào mời. Họ phải là những người tình
nguyện, có bằng trung học đệ nhất cấp hoặc tương đương. Có những học
trò giỏi, đứng nhất nhì lớp, vượt qua kỳ thi Tú tài I chẳng mấy khó khăn đã
tình nguyện theo học sỹ quan. Vả lại được đào tạo thành sỹ quan chỉ huy,