người lính.
Những năm này, chiến tranh đã thực sự chuyển mình, hung dữ như một con
quái vật. Cuộc chiến không còn là mìn bẫy, hầm chông du kích. Chiến
trường đã loang lổ như mảng da báo trên toàn cõi miền Nam. Lữ đoàn
Nhảy dù mau chóng phát triển thành sư đoàn Nhảy dù duy nhất của quân
lực Việt Nam cộng hoà, thuộc lực lượng Tổng trừ bị. Lính dù đội mũ đỏ, áo
quần loang lổ rằn ri màu cỏ úa, được mệnh danh là “thiên thần mũ đỏ”. Sau
mỗi lần tảo thanh, dứt điểm xong chiến trường, các tiểu đoàn, lữ đoàn Nhảy
dù thường được về Sài Gòn dưỡng quân cho giãn cân giãn cốt. Chiến
trường không còn là mối bận tâm trong những ngày dưỡng quân. Họ được
giũ hết cát bụi, khói súng vương trên mũ áo, được hít thở không khí thị
thành náo nhiệt với bao nhà hàng, bao thú tiêu khiển, với điệu nhảy ngất
ngây quyến rũ. Họ hãnh diện là đội quân xung kích cứu hoả.
Nơi nào có lính Nhảy dù xuất hiện là nơi đó đang, hoặc sẽ diễn ra những
cuộc giao tranh đẫm máu. Nhảy dù đến để cứu nguy cho bộ binh đang lâm
nguy vì áp lực của quân Giải Phóng. Chiến trường diễn ra sự tàn khốc đến
kinh hoàng của súng đạn. Họ tham chiến để mau chóng dứt điểm chiến
trường.
Sở trường của binh chủng Nhảy dù là tập kết nhanh, tấn công chớp nhoáng
với hoả lực mạnh với quyết tâm pha trộn tâm lý kiêu ngạo, hăng hái chống
Cộng hàng đầu.
Lính bộ binh nhảy dù khi xung trận được trang bị gọn nhẹ. Tay lăm lăm
khẩu M16, M72, đạn lên nòng, ngón tay chạm nhẹ cò súng, sẵn sàng nhả
đạn. Nhìn cái khoát tay mạnh mẽ ra hiệu tiếp tục xung phong của người chỉ
huy, vừa bắn vừa vọt lên phía trước, họ lao theo. Sức càn lướt mãnh liệt,
địch quân không chịu nổi, đành phải tốc hầm, bung tuyến tháo chạy. Tuy
vậy, không biết bao nhiêu lần những đơn vị Nhảy dù đã vấp phải những
khẩu trung liên, đại liên rồi hoả lực 12,8 ly khạc đạn như dòng bão, đốn ngã