Cam Ranh, Nha Trang miền thùy dương chan hòa gió biển. Vùng vịnh đẹp,
êm đềm sóng xanh. Làn gió biển dịu mát, tưởng rằng sẽ làm cho tướng
lãnh, lãnh đạo đất nước và quân đội đủ tỉnh táo để đưa ra những quyết sách
cứu thua làm hồi sinh sức mạnh chiến đấu của quân lực Việt Nam cộng
hòa, làm thay đổi cục diện chiến trường, làm thay đổi thế trận lâm nguy.
Trái lại, thực tế chiến trường làm họ rối trí, những chiến thắng lớn liên tiếp
của địch quân làm cho ai nấy bối rối, nản lòng có chiều hoang mang.
Và rồi, Tổng thống và các tướng lãnh đã vội vã đưa ra quyết định chiến
lược chứa đầy hiểm họa của sự thất bại hoàn toàn. Giới tướng tá Sài Gòn
gọi đó là “Quyết định Can Ranh”.
Tổng thống Việt Nam cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu đã công bố quyết định
Cam Ranh, ông ra lệnh “tái phối trí trên toàn cõi lãnh thổ, rút bỏ quân khu
1 và 2 dồn quân về quân khu 3 và 4 để chống giữ”.
Cuộc rút quân hỗn loạn nói chính xác hơn là tháo chạy để bảo toàn mạng
sống diễn ra khẩn trương, ngay sau khi quyết định lui quân của Tổng thống
Thiệu ban bố. Quân đoàn I và quân đoàn II tức thời khai triển cuộc tháo lui.
Thuộc vùng trách nhiệm của quân đoàn I, tầu Hải quân nhốn nháo ở nơi
bến đỗ. Trên mặt boong đầy lính, tải trọng đến mức tối đa, mũi tàu nhằm về
hướng Nam. Nơi bến bãi thuộc Huế và Đà Nẵng đủ loại sắc phục quân
nhân và thường dân, vợ con lính tất tưởi bám theo. Cha gọi con, vợ gọi
chồng. Lính bại trận từ mặt trận rút về, lính tại vùng trách nhiệm đổ ra bến
cảng. Mũ nón, áo quần, giầy lính cũ của binh lính vất vương vãi trong
doanh trại, lề đường, bến bãi. Lẻ tẻ xảy ra chạm súng của các sắc lính Việt
Nam cộng hòa nhằm tranh giành quyền được xuống tàu trước. Trên quốc lộ
1 xuôi về phía Nam xe nhà binh, xe tải, xe jeep cắn đuôi nhau bóp còi, rú
ga inh ỏi xin đường. Chiến xa M48, M41, xe kéo pháo 175 li, 155 li tăng
tốc, tranh đường điên loạn. Những bộ mặt hằm hằm dữ dằn, ánh mắt gườm