Điều người làng nhận xét là đúng. Cuối năm 1954 sau khi hiệp định Giơ-
ne-vơ được ký kết, đất nước tạm thời chia đôi, quân Pháp rút về nước. Hoà
theo trường vào Nam bằng máy bay, An trốn nhà lên tàu há mồm ở Hải
Phòng theo dòng người từ miền Bắc di cư vào Nam.
Trẻ nhỏ sít soát tuổi nhau thì chẳng kể là anh em cũng dễ thân thiết, là chú
cháu thì càng gần gũi.
Thế giới tuổi thơ ở thôn quê trước năm 1954 thường đam mê với những trò
chơi thả diều, câu cá, trèo cây bắt chim, đánh khăng, đánh đáo, bơi lội trên
sông. Gái thì nhảy dây, nhảy vô, giải danh, chơi ô ăn quan, bịt mắt bắt dê…
Lũ trẻ ở làng Xuân Giao nơi Hoà và An chôn rau cắt rốn, khi dứt tiếng súng
của lính Pháp càn quét, khi ngưng tiếng súng của du kích đánh trả, hoặc sau
buổi tan trường, cuối buổi chăn trâu cắt cỏ chúng lại tụ tập vui chơi nơi
cuối thôn, đầu đình. Những con trâu căng bụng đã ăn no cỏ, được buộc
thừng dưới gốc tre, gốc nhãn và lũ trẻ lao vào những trò chơi quen thuộc.
Dưới mái đình là trung tâm tụ hội của dân làng, sân đình là tụ điểm vui
chơi của lũ trẻ.
Đình làng được xây từ thế kỷ 18,19 toạ lạc gần con đường cái quan rải đá
lổn nhổn như nắm đấm, củ khoai. Con đường ấy chạy dọc giữa làng, có đôi
lần xe lu bánh sắt của lục bộ chạy bằng hơi nước nổ máy xình xịch lăn trên
đường. Bọn trẻ hồn nhiên ném đá vào bánh xe để được nhìn những viên đá
xanh bị nghiền nát rồi vỗ tay đèn đẹt cười thích thú. Song song với con
đường cái quan là con sông đào rộng chừng chục mét, nước lặng lờ. Cây
cầu cong cong xây bằng gạch đỏ như một nét hoa mĩ của khuông nhạc vắt
ngang dòng sông, nối đường làng với khuôn viên mái đình. Cây cầu từng
chứng kiến lũ trẻ trong làng vào mùa hè, hò hét, nói cười, thi nhau lao ùm
ùm từ mặt cầu xuống lòng sông, thoả sức bơi lội, lặn ngụp. Dọc theo ven
sông, cách nhau chừng năm ba chục mét lại có những mái lều lợp rạ lợp
tranh xơ tướp cùng những vó lưới lặng lẽ, cần mẫn quanh năm thả xuống