PHONG CÁCH PR CHUYÊN NGHIỆP - Trang 49

phóng viên họ quen biết cho bạn, phóng viên báo Tuổi Trẻ có thể giới thiệu
cho bạn phóng viên cùng chuyên đề ở báo Thanh Niên

Câu chuyện dưới đây cho chúng ta thấy sức mạnh của các mối quan hệ:

khi một người đi phỏng vấn vào một công ty truyền thông, vị giám đốc hỏi:
“Anh có quen hết các nhà cung cấp trên cả nước không?”. Trong trường hợp
này, nếu bạn trả lời không, thì khả năng được nhận vào làm của bạn rất thấp.
Nhưng anh ta đã trả lời rất thông minh: “Tôi không quen hết các nhà cung
cấp trên cả nước, nhưng với mối quan hệ của bản thân, tôi có thể tìm được
những nhà cung cấp dịch vụ tốt ở bất cứ nơi đâu mà ông muốn tổ chức sự
kiện”. Dĩ nhiên, không phải chỉ vì câu trả lời này mà anh ta được nhận vào
làm việc, nhưng câu trả lời thể hiện được sức mạnh của các mối quan hệ sẽ
giúp cho bạn dễ dàng thành công hơn trong công việc.

2. “Khoanh vùng” các cơ quan thông tấn báo chí

Như đã đề cập ở trên, số lượng các cơ quan thông tấn báo chí rất nhiều,

lên đến cả trăm tòa soạn… Tuy nhiên, nhân viên PR không phải tiếp cận với
tất cả các phóng viên, tất cả các tòa soạn, các đài phát thanh, truyền hình
trong nước, mà chỉ tiếp xúc với những tòa soạn có liên quan đến lĩnh vực
chúng ta PR mà thôi. Việc đầu tiên khi làm PR cho một doanh nghiệp/tổ
chức, bạn nên tìm hiểu rõ lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp/tổ chức mà
mình đang công tác, tìm hiểu những tờ báo viết về lĩnh vực hoạt động của
công ty. Sau đó cần nắm rõ tính chất, mục tiêu và phong cách tin tức của
từng báo, trên cơ sở đó lọc ra danh sách các cơ quan báo, đài có liên quan
đến ngành nghề của cơ quan bạn đang hoạt động để tiếp cận. Khi đã “khoanh
vùng” được vấn đề thì bạn sẽ thấy mọi việc bắt đầu trở nên dễ dàng hơn.

Sau khi biết được các kênh để tìm kiếm và tạo dựng quan hệ, cũng như đã

khoanh vùng các cơ quan thông tấn báo chí cần tiếp xúc thì nhân viên PR
cần nhận biết được phóng viên nào phụ trách những mảng tin tức mà bạn
đang cần để có thể đi tiếp những bước tiếp theo.

Khi làm việc với các cơ quan truyền thông, người trực tiếp làm việc với

bạn chính là các phóng viên, nhà báo, biên tập viên. Nếu bạn đã có sẵn mối
quan hệ với họ thì đó chính là một lợi thế. Nếu không thì bạn phải tìm cách
tạo dựng mối quan hệ đó. Làm sao để giới nhà báo có thiện cảm với bạn là
cả một nghệ thuật mà người làm PR phải hướng tới. Quan hệ tốt với giới
truyền thông sẽ giúp việc quảng bá thương hiệu của công ty hiệu quả hơn.
Những công ty nào có mối quan hệ tốt, lâu dài và bền vững với giới truyền
thông thì thông tin công ty đó sẽ được xuất hiện thường xuyên trên báo, đài.

Hãy xem ti vi, nghe đài, đọc báo và tạp chí để làm quen với văn phong và

48

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.