PHONG CÁCH PR CHUYÊN NGHIỆP - Trang 51

mời anh ta đến tham dự họp báo của mình, thì tin tức của bạn chưa chắc
được đảm bảo đăng như việc bạn tạo dựng quan hệ với trưởng chuyên mục
hoặc thư ký tòa soạn.

3. Cách tạo dựng quan hệ

Khi hiểu rõ nhu cầu và tính chất công việc của các nhà báo, các chủ bút,

chiến dịch PR của bạn chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội thành công nhờ khả
năng thu hút giới truyền thông tốt hơn. Khi tiếp cận giới truyền thông, nhiều
chuyên gia PR sử dụng các công cụ và kỹ thuật khác nhau để có được sự
quan tâm của họ. Nó trải rộng từ những kiểu trình bày chủ đề bài báo hết sức
đặc biệt đến những định dạng gây chú ý hoặc các câu chào hỏi hấp dẫn.
Những kỹ thuật đó có thể hiệu quả trong nhiều lần, nhưng bạn cũng không
nên rập khuôn cho mọi phóng viên vì: mỗi nhà báo là một con người khác
biệt, họ có văn phong riêng. Do đó, người làm PR cần phải quan tâm hiểu rõ
để có chiến thuật cụ thể khi tiếp xúc với từng phóng viên.

Để tiếp xúc và làm việc lâu dài với phóng viên, đầu tiên nhân viên PR

phải tìm hiểu kỹ về họ. Bạn có thể tìm kiếm thông tin về phóng viên cần
thiết cho chiến dịch truyền thông của mình thông qua bài viết của họ trên các
trang, chuyên mục mà họ phụ trách. Hãy đọc tạp chí, lắng nghe/xem chương
trình của phóng viên mà bạn đang nhắm tới. Bạn cần nghiên cứu đối tượng
mà tờ báo đó hướng tới là ai? Phong cách viết là gì? Ví dụ, những tờ báo địa
phương thường viết tin bài liên quan đến những người trong thôn xóm, giá
cả thị trường của các mặt hàng tiêu dùng; báo Công an thường đưa tin về
những vụ trộm cướp, giết người, buôn lậu, mại dâm… Và phát hành mạnh ở
khu vực miền tây, độc giả chủ yếu tầng lớp bình dân; báo kinh doanh thường
đưa tin về giá cả thị trường, sức mạnh tài chính… và đối tượng độc giả chủ
yếu là doanh nhân.

Sau khi tìm hiểu về độc giả và phong cách đưa tin của tờ báo, điều cần

quan tâm tiếp theo của người làm PR là tìm hiểu phong cách, giọng điệu và
chủ đề mà phóng viên thường xuyên tiếp cận để viết bài. Khi đọc các bài viết
của họ, hãy chú ý đến quan điểm cá nhân của họ. Họ có nhìn vào khía cạnh
con người của vấn đề hay chỉ đơn giản là đưa tin những sự thật lạnh lẽo? Họ
đứng ở lập trường của một ngòi bút khách quan hay mang cái nhìn nhận chủ
quan vào trong bài viết?

Yếu tố sau cùng là thời điểm: Yếu tố này cũng tác động tới khả năng lĩnh

hội của các nhà báo. Nếu bạn tiếp cận một tờ báo hàng ngày, buổi chiều luôn
là thời điểm các nhà báo rất bận rộn để chuẩn bị bài viết cho ngày hôm sau.
Những tờ báo tuần thường kết thúc công việc vào thứ năm hay thứ sáu. Còn
đối với tạp chí hàng tháng, thời điểm phát hành thường rơi vào ngày 1, ngày

50

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.