PHONG CÁCH PR CHUYÊN NGHIỆP - Trang 53

mình, nhưng em gọi điện hoài cho anh ấy mà không được, chị có thể
cho em gặp anh A, hay cho em địa chỉ email để em gửi thư mời cho
anh ấy?”. Các bạn có thể thành công được 80% với câu hỏi này.

Thông qua bạn bè và người quen để có thông tin của phóng viên: Vận
dụng hết trí nhớ và các mối quan hệ của mình, bạn cần phải xem trong
bạn bè, thầy cô hay người quen có ai có thể giúp đỡ mình có được
thông tin phóng viên không. Bạn sẽ có được những thông tin giá trị từ
những người có khi bạn không ngờ đến.

Tham gia hội thảo do các tòa soạn tổ chức, tham gia các buổi nói
chuyện của nhà báo bạn đang muốn tiếp cận: Các buổi hội thảo dành
cho giới báo chí thường có rất nhiều các phóng viên tham dự. Ngoài
ra, các nhà báo đặc biệt là ở ban biên tập và thư ký tòa soạn thường là
diễn giả trong các buổi tọa đàm, hội thảo, nếu tham gia vào các buổi
tọa đàm này, hãy tranh thủ xin danh thiếp của phóng viên bạn đang
cần tiếp cận. Các phóng viên kỳ cựu, trưởng trang cũng thường xuyên
được mời đến nói chuyện với sinh viên báo chí, hãy làm quen với sinh
viên trường báo, bạn sẽ được cung cấp nhiều thông tin liên lạc có giá
trị về phóng viên.

Tham dự các buổi Lễ trao giải báo chí: Vào ngày 21/6 hàng năm, hội
nhà báo thường tổ chức Lễ trao giải các tác phẩm báo chí xuất sắc.
Bạn hãy tham gia vào sự kiện này. Ở đây bạn có thể gặp và trò chuyện
được với rất nhiều phóng viên.

Sau khi đã có được danh sách, email, hoặc số điện thoại của phóng viên,

người làm PR đặt ra câu hỏi tiếp cho mình, phải tiếp cận phóng viên bằng
cách nào? Có rất nhiều cách để tiếp cận và xây dựng mối quan hệ với phóng
viên. Có thể mỗi người chúng ta sẽ có những cách tiếp cận khác nhau, nhưng
một số kỹ thuật thông thường đa số các nhân viên PR vẫn hay sử dụng là tiếp
cận phóng viên thông qua các phương tiện: điện thoại, email, thông cáo báo
chí, phỏng vấn, họp báo, tổ chức sự kiện…

3.1. Điện thoại

Khi đã thu thập được một lượng thông tin vừa đủ để nhân viên PR có thể

hiểu phóng viên, bước tiếp theo là chủ động gọi điện thoại. Lần đầu tiên gọi
đến hãy giới thiệu về bản thân và hỏi xem lúc đó có thuận tiện để nói chuyện
hay không? Bạn đừng ngại khi gọi điện thoại cho các phóng viên. Thực ra
phóng viên là người rất nhiệt tình, năng nổ và dễ gần. Chỉ cần lưu ý một vài
điểm nên và không nên khi gọi điện thoại như sau:

52

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.