PHONG CÁCH PR CHUYÊN NGHIỆP - Trang 55

về bản thân. Chính những điều tưởng chừng như rất nhỏ và căn bản vậy thôi
nhưng nó cũng có thể phá vỡ câu chuyện bạn muốn nói với phóng viên. Khi
mà cuộc điện thoại đã bắt đầu tốt đẹp, hãy lắng nghe các nhà báo nói, thay vì
thao thao bất tuyệt với kế hoạch của bạn. Bạn cần luôn giữ vững các điểm
chính nhưng cũng không thể không linh động. Đôi lúc một nhà báo có thể
tìm kiếm điều gì đó không hoàn toàn xuất hiện trong câu chuyện của bạn,
nhưng bạn có thể giúp đỡ họ theo một cách nào đó. Đôi khi, các bạn đã chọn
thời điểm thích hợp rồi, câu chuyện của bạn hay, lại rơi vào giờ không may
mắn, phóng viên đang có chuyện bực mình, các bạn có thể bị hứng một trận
“mưa ngôn ngữ”, đừng vội vàng cúp điện thoại mà hãy chịu khó lắng nghe,
bình tĩnh giải quyết mọi chuyện.

Gọi điện thoại trong trường hợp:

Tùy vào từng trường hợp, chúng ta uyển chuyển trong cuộc trò chuyện.

Mời tham dự sự kiện công ty

Mời cà phê hoặc ăn trưa

Thấy bài anh/chị viết bình luận hay

Chúc mừng sinh nhật/ngày nhà báo/tết/lễ

Tình cờ thấy anh/chị trong sự kiện mà không kịp chào.

Khi gọi điện thoại nên dùng điện thoại di động cá nhân vì những lý do

sau:

Phóng viên thấy được mức độ quan tâm và cần thiết

Phóng viên dễ dàng lưu thông tin

Xây dựng được mối quan hệ thân thiết

Giúp phóng viên dễ dàng biết bạn là ai và gọi đến từ đâu?

Phóng viên gọi lại khi thấy cuộc gọi nhỡ.

3.2. Email

Hãy gửi email cho phóng viên trong các trường hợp:

54

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.