đến nỗi chán ghét cố hữu của tôi với việc phải đương đầu. Tôi còn vơ vẩn
nghĩ ngợi không biết biệt danh mới mẻ này có khi lấy cảm hứng từ những
nét tương đồng rõ rệt giữa tôi với tài tử Sean Connery khi hóa thân thành
James Bond trong bộ phim Dr. NO năm 1962 ấy chứ, nhưng tôi e đấy chỉ là
suy tưởng viển vông mà thôi. Tuy thế, nhiều năm sau, tôi đã phải bật cười
khi đọc được ở đâu đó rằng Thủ tướng Anh đương nhiệm Tony Blair có
nói: “Nghệ thuật lãnh đạo chính là nghệ thuật từ chối. Nói ‘có’ lúc nào
cũng dễ dàng.” Hừm, nghe chừng tôi cũng thiếu luôn cả đặc điểm lãnh đạo
này rồi.
Một xu hướng phát triển rất tích cực và mau chóng lan rộng trong định
nghĩa hiện đại về quyền lãnh đạo, đó là lãnh đạo bớt mang tính chất quyền
lực tập trung ở một người hoặc một vị trí duy nhất, mà là một quá trình
tổng hợp, trong đó chức trách và quyền lực được chia sẻ trong một nhóm có
cùng mối quan tâm chung. Cách thức Nhóm Trưởng Lão xử trí các xung
đột lớn và những vấn đề toàn cầu nghiêm trọng khác chính là một ví dụ
tuyệt hảo cho phương thức hoạt động đó. Nhóm này được hợp thành từ
những nguyên thủ lão thành (cả nam lẫn nữ) từ khắp thế giới như Kofi
Annan, Graça Machel, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, Mary Robinson
và Fernando Cardoso, những người chung tay góp sức với một mục đích
trọng tâm là hiệp lực vì hòa bình và nhân quyền. Trong một thế giới của
những “cá tính doanh nghiệp” quá lố cùng những tranh cãi liên miên trong
phòng họp, ta phải nhún mình khi chứng kiến tinh thần làm việc và cống
hiến của những con người tuyệt vời này, chỉ với mục đích hoàn thành sứ
mệnh của bản thân.
Việc kết nối mạng lưới lãnh đạo rộng khắp này nghĩa là lãnh đạo không còn
là địa hạt độc quyền của những người “có chức danh hẳn hoi”. Tôi luôn bị
ngứa ngáy khó chịu mỗi khi nghe nhắc đến những thứ kiểu “đội ngũ lãnh
đạo của chúng tôi”. Thuật ngữ kiểu loại trừ như thế này là sai lầm lớn,
không chỉ bởi sự thần thánh hóa khi chỉ một vài cá nhân nổi bật được lựa
chọn gắn với chức danh “giám đốc” này nọ, mà quan trọng hơn là một ẩn ý