đã coi chúng tôi là một mối nguy lớn đe dọa sự tồn tại của họ trong tương
lai.
Đến tháng Chín, vận xui đã chực chờ ập tới với Ansett, khi Air New
Zealand và Singapore, tuy rót tiền vào bù đắp khoản lỗ 200 triệu đô-la của
Ansett trong năm trước đó nhưng cuối cùng hai hãng này đã bỏ mặc Ansett.
Rồi đến ngày 14 tháng 9 năm 2001, Ansett dừng bay với toàn bộ phi đội
gồm hơn 100 tàu bay và ngừng hoạt động, khiến hàng nghìn hành khách
mắc kẹt và đẩy hơn 16 nghìn nhân viên vào cảnh thất nghiệp. Sự sụp đổ
của Ansett không những đột ngột giúp Virgin Blue vụt sáng lên như là hãng
hàng không lớn thứ hai nước Úc, mà còn mở ra không gian dừng đỗ ở một
loạt sân bay khắp nước này, những nơi chúng tôi từng phải vất vả để có
được cơ sở vật chất tử tế.
Đó là số đỏ, hay đúng hơn là chuyện tình cờ xuất hiện đúng nơi, vào đúng
lúc? Tôi nghĩ cũng giống như với anh bạn Antonio của tôi, mỗi yếu tố đều
cần một chút. Chúng tôi đến Úc để khởi sự kinh doanh hàng không, ước
chừng rằng Ansett sẽ góp mặt trong bức tranh toàn cảnh rất lâu. Chúng tôi
yên chí rằng mình sẽ cạnh tranh rất khó chịu với họ và kế hoạch của chúng
tôi không hề dựa trên việc họ bỗng nhiên ngừng hoạt động. Liệu cái chết
của Ansett có giúp chúng tôi mở rộng và thịnh vượng ở Úc với tốc độ
nhanh hơn so với con đường đáng ra chúng tôi đã đi? Tuyệt đối là thế!
Nhưng cũng giống như Antonio đủ dũng khí mà đưa vào tay người khác 10
nghìn đô-la, chúng tôi cũng đã dấn bước để đặt mình vào đúng vị trí khi
vận xui của ai đó trở thành vận đỏ cho chúng tôi.
Đây không phải lần đầu tiên chúng tôi tận hưởng vận may kiểu vậy với các
hãng hàng không của mình. Việc xảy ra ở Úc gần như là bản sao y hệt
những gì Virgin Atlantic đã trải qua ở Vương quốc Anh mười bốn năm về
trước. Cuối năm 1987, chỉ hai năm rưỡi sau khi chúng tôi tung cánh lên
trời, British Caledonian (được biết đến rộng rãi với tên gọi B-Cal), bấy giờ
là hãng hàng không lớn nhất nước Anh, sau vài năm vật vã khó khăn, đã