từng có ai phải đương đầu! À vâng, có thể phiên bản của họ đơn điệu, cũ kỹ
chứ không phải kiểu kỹ thuật số thời nay, nhưng xin hãy tin tôi, rất nhiều
nguyên tắc căn bản trong kinh doanh vẫn cứ nguyên xi như vậy. Gây dựng
một cơ ngơi làm ăn mới cần nhiều hơn là các kỹ năng công nghệ và óc sáng
tạo thiên tài, nó còn cần đến con người, và nếu bạn mong muốn gây dựng
một nền văn hóa với một sản phẩm tuyệt vời, thì bạn cần những bậc thầy
kèm cặp ấy tham dự theo rất rất nhiều cách đấy.
THUÊ NGƯỜI kèm CẶP
Nếu đã đủ can đảm để tự dấn thân vào kinh doanh, thì hẳn bạn chẳng có gì
phải sợ sệt mà tìm kiếm bậc thầy trong mơ của mình. Nếu bạn đã ngưỡng
mộ ai đó, và cho rằng người này sẽ thấu hiểu những mục tiêu của bạn, bất
kể đó là bạn bè hay người trong gia đình, một giảng viên đại học ngày xưa,
một doanh nhân bản địa hay thậm chí là một vị điều hành cấp cao tại một
công ty đa quốc gia, thì cứ mạnh dạn mà tiến tới.
Phil Drolet ở Entrepreneur.com gợi ý rằng: “Một bậc thầy kèm cặp là người
đã đạt được những gì bạn muốn đạt được, và là ai đó bạn có thể thấy mình
muốn đồng hành và cùng nhâm nhi một ly.” Chỉ cần bạn chắc chắn điều đó,
và nhớ đề nghị thanh toán tiền đồ uống là được! Nhưng nghiêm túc đây,
nếu họ là lựa chọn chính xác, thì khả năng cao là họ cũng cực kỳ bận rộn,
nên Drolet nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng thời gian của bậc thầy
kèm cặp này bằng cách duy trì liên tục những e-mail viết lách cẩn thận và
chính xác, và chớ có kỳ vọng họ sẽ làm tất cả mọi việc.
Hầu hết mọi người (như Sir Freddie với tôi vậy) đều cảm thấy vinh dự khi
một doanh nhân trẻ trung, giàu nhiệt huyết tìm kiếm sự thông thái trong
những lời khuyên nhủ và tư vấn của họ. Khả năng xấu nhất là họ không thể
đáp ứng hay thẳng thừng từ chối, tức rơi vào nhóm “không liều sao có thể
ăn nhiều” – một điều mà mọi doanh nhân trẻ tuổi giỏi giang chẳng mấy
chốc sẽ đều quen thuộc!