soát đã ngăn chúng tôi thất thoát khối tiền – và có lẽ cả một tảng thanh
danh to bự nữa chứ!
NGHỆ THUẬT QUYẾT ĐỊNH
“Làm hay không làm, quyết định là ở đó” – và đưa ra những quyết định
khôn ngoan dựa trên thông tin đầy đủ chính là lý do các vị lãnh đạo được
trả bộn tiền. Thực sự không hề tồn tại thứ khoa học nào giúp ta ra quyết
định chuẩn xác mọi nơi mọi lúc, đó là lý do mà (thật bất hạnh) việc ra
quyết định không phải một quy trình có thể được lập sẵn để xuất hiện “vừa
đúng lúc” với cả ban lãnh đạo. Đưa ra quyết định chính xác, đầy đủ cơ sở
không khác mấy với việc ngồi ghế bồi thẩm đoàn – mọi nghi ngờ có căn cứ
đều phải được loại bỏ trước khi bạn phê chuẩn một phán quyết, dù bằng
cách này hay cách khác. Thế nhưng, ơn trời, các quyết định ở công ty hiếm
khi nào là chuyện sống hay chết!
Sau đây là vài nguyên tắc chung tôi đã khám phá ra để tự giúp bản thân đi
đến chỗ quyết định liều mình (hoặc không) trong khuôn khổ thời gian cho
phép:
-Cũng như tôi, có lẽ bạn là người coi trọng ấn tượng đầu tiên khi gặp gỡ
mọi người, nhưng ta không thể để quá trình tư duy tương tự ảnh hưởng đến
việc ra quyết định. Nếu thoạt nghe lần đầu, bạn cảm giác ý tưởng nào đó là
rất hay, thì có thể bạn đúng, nhưng đừng để cảm giác đầu tiên đó ảnh
hưởng đến khả năng cân nhắc khách quan những lợi hại khi ý tưởng được
đem ra thảo luận.
-Chưa có mặt tiêu cực nào được đưa ra thảo luận không có nghĩa là chúng
không hề tồn tại, nên hãy yêu cầu ai đó xoáy vào điểm này và đánh giá thiệt
hơn khi bạn vẫn còn thời gian – đợi đến khi đã tiến hành thương vụ rồi mới
khám phá ra thì chẳng còn tác dụng gì. Kiểu nhất quyết phải thực hiện “đào
sâu bới rộng” này càng quan trọng gấp đôi trong trường hợp tất cả mọi
người đều ngầm thể hiện ý muốn phê chuẩn dự án. Không có gì là hoàn hảo