tuyệt dù theo tiêu chuẩn nào. Bán được 9 triệu thứ gì trong một thập kỷ
cũng đã là một thành tựu với phần lớn các công ty, thế mà chỉ ba ngày thôi
đấy!
MỖI NGÀY MỘT TRÁI TÁO
Tôi được biết Tony Fadell là một trong những gương mặt chủ chốt trong dự
án phát triển chiếc iPod mang tính cách mạng của Apple. Anh đã kể cho
chúng tôi nghe hồi mới bắt đầu sự nghiệp ở Apple, anh đã tiếp cận Jobs và
đưa ra bản phác thảo ý tưởng đầu tiên, rồi bắt tay vào dựng và phát triển
không dưới 18 thế hệ iPod và ba thế hệ iPhone – những thiết bị gần như đã
đơn thương độc mã đảo ngược toàn bộ ngành công nghiệp âm nhạc và viễn
thông. Tôi phải bật cười khi nghe Tony nói đến là ở Apple, bất cứ thiết bị
nào quá năm năm tuổi đều bị chính thức xếp vào loại “đồ cổ”. Tôi không
muốn nói là mình đã có mặt trong ngành bán lẻ âm nhạc gần bốn chục năm
ròng trước khi bị đẩy vào tình thế “tuyệt chủng” bởi cái thứ họ ấp ủ chế tạo
tại Apple. Ý tôi là, nếu năm năm mà đã thành đồ cổ, thế thì bốn chục năm
sẽ đẩy tôi vào loại gì? Chắc kiểu Trung cổ hay cổ đại, tôi đoán thế.
Thế nhưng, tôi vẫn cực kỳ háo hức muốn tìm hiểu xem phong cách lãnh
đạo nổi tiếng cứng rắn, kiểu “nghe lời tôi hay biến ra đường” đã tác động ra
sao đến nhân viên và tổng thể là văn hóa doanh nghiệp. Ai cũng biết một
thực tế là Jobs luôn thúc đẩy nhân viên của mình đến giới hạn – cả kỹ thuật
lẫn cảm xúc – để đạt được những kết quả sửng sốt. Ông sốt sắng chỉ trích
và phản ứng không kiêng dè gì khi mọi chuyện không ổn, nhưng khi các
thành viên ở Apple thực sự chinh phục được thử thách, thì rất nhiều thứ
khác ở Apple đều hanh thông.
Fadell kể cho nhóm tôi nghe là cho dù sản phẩm mới đang được phát triển
có xuất sắc đến cỡ nào, nhưng nếu chỉ kém một phân một tấc so với quan
điểm hoàn hảo của Jobs, thì tức là nó chưa đủ tốt. Như một phụ phẩm của
quá trình truy cầu hoàn mỹ gần như điên cuồng về cả chức năng và thiết kế,
Jobs không cho phép mình lùi bước. Theo lời của Tony và Dave, bạn đừng