Đấng trượng phu tùy ngộ nhi an
Tố hoạn nạn, hành hồ chi hoạn nạn
Tiền lộ định tri thiên hữu nhãn,
Thâm tiêu du hứa mộng hoàn gia
Mấy nhiêu năm gẫm cũng chưa già,
Nọ núi Ấn, này sông Đà
Non sông ấy còn chờ ta thêu dệt
Kìa tụ tán chẳng qua là tiễn biệt,
Ngựa Tái ông họa phúc biết về đâu ?
Một mai kia, con tạo khéo cơ cầu,
Thảy bốn bể cũng trong bầu trời tất cả.
Ư bách niên trung tu hữu ngã
Dầu đến lúc núi sụp, biển lồi, trời nghiêng, đất ngã
Tấm lòng vàng tạc đá vẫn chưa mòn
Trăng kia khuyết đó lại tròn.
Và bài hát, hai câu đầu và cuối liên kết nhau theo thế chu kỳ như chính
vầng trăng mới khuyết độ nào nay thành « mãn nguyệt » lại tròn. Ai có thể
tin rằng nhà nho xưa kia mà lại có quyết tâm tranh đấu đến thế ! Thân là
thân trảm giam hậu, rồi xử tử, đày Côn Lôn, gặp kỳ tha nào cũng không
được tha… nghĩa là lối về đã bị chồng lên nghìn tảng đá đá mù ! Thế là kẻ
tử tù kia vẫn ngạo nghễ và lặng lẽ tự hẹn : kia núi Ấn, nọ sông Đà,
Non sông ấy đang chờ ta thêu dệt.
… … …
Dầu đến lúc núi sụp, biển lồi, trời nghiêng, đất ngã
Tấm lòng vàng tạc đá vẫn chưa mòn.
Thi ca ta, hùng thi của ta tự cổ chí kim có bảo nhiêu lời sắt đanh giản dị
như thế. Nhất là phát xuất từ cái miệng của nhà nho trên con đường vĩnh cửu
lưu đày ! Ấy thế mà có ai ngờ rồi sau 13 năm cũng có ngày trở lại sông Đà,
tạo nên bao phen thêu dệt lẫy lừng đất nước và dù trời nghiêng đất ngã chí
vẫn không mòn, để cuối cùng hy sinh cho công cuộc vĩ đại của dân tộc và
yên nghỉ tại chính núi Ấn kia năm Đinh Hợi.