PHONG TRÀO DUY TÂN - Trang 31

NGUYỄN LỘ TRẠCH VÀ THIÊN HẠ ĐẠI THẾ

LUẬN

CÔNG CUỘC đổi mới ở Đàng Trong của các Chúa Nguyễn đã lẻ tẻ

thực hiện, không vượt qua những nhu cầu chiến tranh xa lắm. Nhưng trước
sau chưa có một người nào đặt thành vấn đề Duy Tân, nói cụ thể là cải tiến
các ngành giáo dục, quân sự, thương mãi… theo Tây phương. Thành phố
Hội An tiếp đón hằng năm bao nhiêu thương thuyền ngoại quốc, mang lên
bờ bao nhiêu tấn hàng hóa lạ, nhân vật có khả năng khoa học, y học… vẫn
không làm xúc động một bộ óc minh mẫn nào khiến họ phải đặt vấn đề thắc
mắc, nghĩ xa.

Khi những lực lượng tiến như vũ bão, bách chiến bách thắng của Tây

Sơn nổi dậy, hẳn nhiên phải nhờ cậy ít nhiều những vũ khí đạn dược Tây
Phương, thế mà Nguyễn Huệ, người có nhãn quan chính trị và quân sự đặc
biệt, vẫn chưa bao giờ gợi cho người ta là ông đã nghĩ tới công cuộc Duy
Tân. Còn Gia Long, dĩ nhiên ông chỉ dùng các chiến cụ kỹ thuật Tây
Phương một cách hữu hiệu theo giai đoạn tính.

Cho tới khi Pháp chiếm hẳn ba tỉnh Miền Đông Nam Kỳ, vấn đề Duy

Tân mới được đề ra. Cùng một lúc, Phạm phú Thứ vượt biển với phái bộ
như Tây đã sững sờ mở đôi mắt kinh ngạc trước những khả năng kỳ diệu
muốn đoạt quyền tạo hóa. Trở về, ông vừa trình bày một tập nhật ký hoàn
toàn mới lạ, vừa cho ra luôn trong một thời gian năm bộ sách mà ông dày
công sưu tầm, đề tựa và thuê thợ khắc in để giới thiệu nền văn minh của thế
giới Tây Phương :

1) Bác vật tân biên (nói về khoa học)
2) Khai môi yếu pháp (bày cách khai mỏ)
3) Hàng hải kim châm (bày cách đi biển)
4) Tùng chánh di qui (kinh nghiệm trong việc làm quan)
5) Vạn quốc công pháp (Lối giao thiệp quốc tế)

1

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.