PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 163




Toan Ánh 163

thì ít bị sâu răng, nên thỉnh thoảng có người bị sâu răng thì thường dùng rễ một thứ
cây rất đắng gọi là rễ Tế tân mà ngậm, hoặc dùng thuốc bôi vào răng.

Xưa, có những người đi nhổ răng răng, họ thường bảo là trong răn có con sâu ăn

cho nên đau, họ bôi thuốc, cho ngậm thuốc một lúc nhổ ra sẽ có những con dâu bò
trong nước. Dân ta chất phác thường tin mấy ông thầy dạo này. Có khi họ còn bôi vào
răng một chất thuốc gì, rồi họ ghé mồm vào thổi mạnh một cái, chiếc răng sâu rơi ra,
nhưng thường những người nhổ răng dạo này, họ chỉ nhổ những chiếc răng tiền hàm
hoặc răng sữa của trẻ em, họ không dám nhổ những răng hàm, răng cấm và răng nanh.
Có lẽ họ có một “thuật” gì nên dân chúng rất tin họ.

Đau mắt
Đau mắt, xưa thường dùng những thuốc cổ truyền trong có chất xạ hương. Có

người lại lấy chất hoàng liên tra vào mắt. Cũng có khi người ta dùng cách xông để
chữa mắt.

Người đau mắt, xưa thường đeo một màng che mắt bằng the hoặc bằng vải thưa.
Cũng có người đánh mắt. Họ dùng cuống lá trầu không hoặc ngọn thài lài chấm vào

thuốc có chất xạ hương rồi họ vạch mắt người đau ra, khe khẽ xát vào những đường
trong mắt. Có người dùng đầu lưỡi đánh mắt cho nhau. Đây là cách làm thiếu vệ sinh.

Ngoài ra, cũng có người dùng thuốc cao dán hai bên đuôi con mắt.
Ngày nay, đau mắt rất nhiều thuốc chữa. Xưa kia, nhiều người thiếu thuốc đã bị

“mục tật” vì đau mắt. cũng có người đau mắt chữa không phải đường nên hoá ra toét
mắt, và mọc lông quặm, tức là lông mắt mọc đâm vào mắt do bệnh đau mắt hột sinh
ra. Những người có lông quặm phải nhờ người nhổ, nhưng nhổ chiếc này, chiếc khác
lại mọc lên.

Đau bụng
Ta dùng từ đau bụng để chỉ chung tất cả các chứng đau các bộ phận ở trong bụng

như dạ dày, ruột, gan. v.v....

Có người đau bao tử, được mệnh danh là đau tức, lại có người đau bụng kinh niên

cũng vì bao tử hoặc vì đau ruột già. Các cụ xưa có một bài thuốc trị đau bụng kinh
niên dùng tới tám vị thuốc. Bài thuốc này rất được lưu truyền, xin chép lại sau đây để
bạn đọc rộng đường tham khảo:

1- Hột cà gai phơi khô: 2 lạng.
2- Hoàng đàn, tức là vỏ nhãn cạo hết vỏ vàng ngoài đi, chỉ còn nhục thôi. Lấy nước

vo gạo ngâm một đêm rồi ngày lại phơi khô. Phơi khô, 9 ngày như vậy rồi ngâm một
lạng.

3- Qưế chi khâu giao: 5 đồng cân, gọt vỏ không sao;
4- Bách hợp hai lạng, quạt lò than để lên, trông thấy cháy hết thì gặp ra, đừng để

cháy xác quá. Sau đó cân lấy một lạng.

5- Mộc hương bắc: 3 đồng cân.
6- Hồi hương: 3 đồng cân sao qua.;
7- Bồ kết bỏ hột lấy toàn nhục, cũng đốt như bách hợp, 3 đồng cân;
8- Đinh hương: 3 đồng cân sao qua.
Tất cả tám vị trên hợp lại tán nhỏ, rây kỹ rồi nhào với nước cơm, viên ra thuốc tễ

bằng hột đậu đen.

Lúc đói ăn 12 viên, ngày ăn hai lần.
Theo lời lưu truyền, bệnh nhẹ sau một tễ thuốc trên sẽ khỏi, bệnh nặng cần phải 2

tễ.

Về chữa bệnh đau bụng, ca dao có câu

"Đau bụng lấy bụng mà chườm,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.