PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 165




Toan Ánh 165

các ông lang tới xem mạch cho đơn để chữa bệnh.

Đông y không phải dở, nhiều bệnh hiểm hóc, với thuốc Bắc, thuốc nam, các ông

lang đã chữa được và đã cứu được nhiều người.

Ta có câu: Đói ăn rau, đau uống thuốc, lâm bệnh, lẽ tất nhiên phải tìm thầy chữa

thuốc. Và khi chữa thuốc cần phải kiên nhẫn bệnh mới khỏi được. Ít nhất thuốc phải
dùng tới ba thang mới thấy sự hiệu nghiệm, cũng như cơm phải ăn ba bát mới thấy no:
cơm ba bát, thuốc ba thang.

Nếu thuốc thang, bệnh vẫn không thuyên giảm, con bệnh qua đời, người xưa cho

đó là “số mệnh”. Các ông lang thường nói:

"Chữa được bệnh, không chữa được mệnh!”.

*

* *

Tang Ma

Ta có câu "sinh tử hữu mệnh", sống chết có số, và những người đau ốm, như

chương trên đã nói, các thầy thuốc xưa "chữa được bệnh, không chữa được mệnh",
theo họ thì khi “số” đã đến thì không thuốc thang nào chữa khỏi, và cũng không có sự
cầu cúng lễ bái nào được hiệu nghiệm.

Ở đời thì ai cũng phải chết, cái chết là một “ngưỡng cửa” mà ai cũng phải bước qua

để từ giã cõi đời.

Chết thì phải chôn, tất cả lễ nghi điều hành việc chôn cất là tang lễ, và đám chôn

người chết gọi là “đám ma” hoặc “đám xác”.

Việc tang đối với người Á đông rất quan trọng. Mạnh tử xưa dạy rằng:
"Dưỡng sinh tang tử vơ hám, vương đạo chi thủy giả nghĩa là đạo trị thiên hạ cần

nhất là khiến dân nuôi người sống và tang người chết mà không có điều gì di hám".

Việc ta được coi là quan trọng chính là vì sự liên quan giữa người sống và người

chết. Người sống xót thương người chết vì người chết chính là người thân của người
sống; người sống lại thờ kính người chết vì người chết chính là cha mẹ tổ tiên người
sống.

Cha mẹ sống phải phụng dưỡng, cha mẹ chết phải tang ma, việc tang ma bắt đầu

cho việc thờ phụng.

Cụ Dương Bá Trạc khi xưa bàn về tang lễ đã viết:
"Lễ tục nước ta trọng nhất là tang tế. Ngày nay tuy phong hội đã đổi thay, công

việc phiền phức, sự sinh hoạt của người mình phải tức bực bộn bàng, thế tất phải theo
thời biến thông, không thể nào câu thủ cổ lễ cả được. Nhưng cái tang tế để ràng buộc
cái lòng hiếu kính của người ta, dù bao giờ cũng là những điều quốc túy rất hay, cần
phải giữ gìn lắm... "

Tóm lại “tang lễ” là cần thiết và quan trọng đối với dân ta. Tang lễ chấm dứt cuộc

đời thể xác của con người để đưa con người vào cõi sống vô hình. Có thể nói rằng tan
lễ là cái gạch nối giữa thế giới hữu hình và thế giới vô hình.

Việc tang lễ ngày xưa rất nhiều tập tục phức tạp. Ngày nay đã giảm lược rất nhiều

nhưng ta vẫn cần biết qua về những nét sinh hoạt xưa.

Ta thường nói "sống gửi thác về", phải chăng chết rồi mới thật là “sống” ở một thế

giới vĩnh viễn, và có lẽ phải chăng vì quan niệm như vậy mà con người Việt nam
không sợ chết, thản nhiên chờ cái chết và đôi khi lại sửa soạn cho ngày chết nữa?

Các cụ già, thường sau khi ăn khao thượng thọ là nghĩ đến và sửa soạn cho sự chết.

Các cụ sắm sẵn cỗ hậu, và ở những gia đình khá giả, các cụ lo xây sinh phần, miền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.