Phong Tuc Tap Quan Viet Nam
Nam gọi là kim tĩnh.
Cỗ hậu còn được gọi là cỗ thọ, chính là cỗ áo quan sau này các cụ sẽ nằm vào đó
để con cháu đưa tới chỗ yên giấc ngàn thu. Sở dĩ cỗ áo quan được gọi là “cỗ hậu” , vì
nó dùng về sau khi các cụ đã qua đời. Có nơi gọi là cỡ “hậu sự”. Còn từ “cỗ thọ’ để
chỉ sự sống lâu của các cụ, khi các cụ dùng đến cỗ thọ, tuổi các cụ đã già. Hơn nữa,
cũng gọi là cỗ thọ vì ở đầu áo quan thường có khắc chữ thọ.
Lo lắng “cỗ thọ” cho mình, các cụ thường chọn thứ gố qúy. Trong khi các áo quan
thường đóng bằng gỗ gạo ở miền Bắc, gỗ dầu ở miền Nam, các cụ thường lựa gỗ vàng
tâm, gỗ này rất tốt, chôn dưới đất ẩm ướt không bị mục, và do đó xương cốt không bị
hư hại.
Các cụ cho sơn son thiếp vàng để trang hoàng cho cỗ tho, và về sau nhiều cụ dùng
xi đánh bóng, hàng ngày các cụ tự trông nom lấy, giữ cỗ thọ khỏi bị mọt hoặc có khe
hở.
Cũng có cụ nghĩ tới cả chiếc quách bọc ngoài áo quan và đồ khâm liệm khi các cụ
lâm chung.
Các cụ cho in trong quan ngoài quách dấu hải hội tức là dấu của nhà Phật với sự tin
tưởng là sau này khi trăm tuổi các cụ vào nằm trong đó sẽ được sự yên tĩnh về tâm
hồn.
Lo cỗ thọ mới chỉ là một việc, các cụ còn lo tới cả ngôi huyệt tương lai của mình
nữa, do đó mới có việc xây sinh phần.
Các cụ hoặc nhờ thầy địa lý hoặc tự đi tìm lấy một ngôi đất làm chỗ yên giấc nghìn
thu của mình, kén đất, định hướng để sau này linh hồn các cụ được thư thái và con
cháu các cụ được hơn người.
Chỗ đất các cụ đã chọn, các cụ xây “sinh phần”.
Xây sinh phần cũng như sắm cỗ thọ, bao giờ các cụ cũng xây đôi và sắm đôi, dành
cho cả cụ ông lẫn cụ bà.
Những cỗ thọ đã sắm sẵn thường được kê dưới gần bàn thờ để chờ khi dùng đến.
Tuy cỗ thọ tượng trưng cho sự chết, nhưng cỗ thọ kê ở dưới bàn thờ không bao giờ gợi
lên ý tưởng kinh sợ như đối với các dân tộc khác.
Sống thì phải lo đến sự chết, người biết lo xa phải biết lo tới những giây phút cuối
cùng của mình, và sẵn sàng đón nhận cái chết theo quy luật chung.
Các cụ thuật lại rằng, nhữnt cỗ thọ kê sẵn, nếu đêm hôm trước có những “tiếng
động” phát ra ầm ỹ, ngày hôm sau, chủ nhân cỗ thọ thế nào cũng qua đời. Đây chỉ là
một sự suy tưởng chiêm nghiệm, và chủ nhân các hàng xăng (hòm) cũng nói rằng đêm
hôm trước cỗ hòm nào phát ra “tiếng động” thì ngày hôm sau thế nào cũng có người
tới mua đi.
Có sống thì có chết. Sinh thì dưỡng, tử thì táng, đó chỉ là lẽ thông thường, người
hiểu biết, về già có ai sợ chết.
Về tang lễ cũng như về phần nhiều các lễ nghi khác, dân Việt Nam ta, vì chịu ảnh
hưởng văn hoá của người Trung hoa, nên được cử hành theo phong tục nhưng đã được
Việt Nam hoá, có ghi chép trong "Thọ Mai gia lễ" và trong "Gia lễ chỉ nam". Ngày
nay lễ nghi đã giảm đi rất nhiều, chỉ còn giữ lại những lễ chính để người con hiếu có
thể qua những lễ này tỏ bày lòng hiếu kính và sự thương xót của mình.
Lúc lâm chung
Nếu người bệnh sức lực càng suy yếu, bệnh tình càng trầm trọng và xem chừng
không thể qua khỏi được, ấy là người bệnh đang hấp hối.
Lúc này, con cháu phải đem người bệnh ra giữa nhà, đầu người bệnh đặt về hướng
Đông, để chứng tỏ rằng cha mẹ chết vì lẽ quang minh chính đáng.