PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 168




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam


- Hoặc thắt hồn bạch, bằng tấm vải loại dài 7 thước nói trên (7 thước ta tính thành

2 thước 80 ngày nay). Tấm vải được thắt thành hình người đem ra thờ khi thể xác đã
nhập quan.

Chiêu hồn xong, tang gia lập tang chủ thường là người con trưởng để tham dự mọi

việc tế lễ.

Lại phải cử một người hộ lễ để chỉ bảo mọi người nghi thức về tang lễ. Thường là

một người thân trong nhà hoặc một bạn bè thạo về nghi lễ.

Lễ mộc dục
Đây là “lễ tắm” cho người chết trước khi nhập quan.
Trong lễ này phải có 1 con dao, 1 vuông vải, 1 sợi dây, 1 cái lược thưa, 1 cái gáo

múc nước hoặc 1 cái thìa, ít đất lấy ở đít ông đồ rau, 1 nồi nước ngũ vị và 1 nồi nước
nóng khác. Nồi nước ngũ vị nấu bằng 5 vị sau đây: Bạch đàn, tùng diệp, quất diệp,
mộc hương diệp, và đỗ diệp.

Lúc tắm phải quây màn cho kín. Tang chủ vào quỳ xuống khóc mà khấn xin tắm

gội để rửa hết bụi trần.

Khấn rồi, tang chủ lễ rồi đứng lên cho ngay. Việc tắm gội phải do chính con cái

người chết: Cho do con trai tắm, mẹ do con gái tắm.

Lúc tắm lấy vuông vải nhúng vào nước ngũ vị lau mặt, rồi lau mình, đoạn lấy lược

chải tóc, rồi dùng sợi dây buộc tóc lại. Kế lau đến hai chân, hai tay, rồi dùng dao cắt
móng tay, móng chân, người xưa nhất là các cụ ông thường để móng tay dài, hơn nữa
trong lúc ốm đau, móng chân, móng tay mọc dài ra. Cắt xong gói lại, móng chân để
dưới mé chân, móng tay để mé dưới tay.

Tất cả các đồ dùng trong lễ “mộc dục” kể cả nước nữa phải đem chôn đi.
Lễ mộc dục xong, lại khiêng người chết lên giường.
Lễ phạn hàm
Đây là lễ bỏ tiền và gạo nếp vào mồm người chết.
Lấy một ít gạo nếp và 3 đồng tiền mài cho sáng, bỏ vào miệng người chết rồi rút

chiếc đũa ngáng hàm ra.

Các cụ giải nghĩa rằng:
Nắm gạo để người chết dùng thay bữa, còn ba đồng tiền sẽ dùng để “đi đò” cùng là

tiền “giải khát” trong lúc đi đường ở cõi âm.

Những gia đình phú quý thường dùng 3 miếng vàng sống và 9 hạt ngọc trai trong lễ

“phạn hàm”.

Lễ phát mộc
Lễ Phát mộc là lễ chém vào áo quan để trừ ta mà, theo quan niệm cũ.
Người xưa tin rằng trong chiếc áo quan, dù là cỗ hậu sự sắm trước, hay cỗ áo quan

mua ở hàng về, đều có quỷ tinh lẩn khuất để ám ảnh người chết, gieo tai hoạ cho tang
gia. Bởi vậy trước khi làm lễ nhập quan phải khử trừ hết lũ ma quỷ đó bằng lễ “phát
mộc”, chém vào áo quan ba nhát.

Người thầy Tự cầm một nắm hương đang cháy, đọc chú, thư phù trên một con dao,

rồi dùng dao này chém khẽ vào đầu, cuối và bên cạnh, bên trong áo quan tất cả ba
nhát. Vừa chém người này vừa “niệm chú”, đại ý câu chú là “tống khứ các thầnt rùng,
quỷ tinh và mọi loại tà ma không được phiền hà người chết và quấy nhiễu người sống
bất cứ ở tuổi nào đi phương hướng nào”. Chú có lúc niệm khẽ, có lúc quát tháo để thị
uy. Người thày Tự cũng dùng những nén hương để phù phép trong lòng áo quan.

Tục còn cho rằng, ngoài việc đuổi thần trùng và quỷ tinh, lễ phạt mộc còn có mục

đích đuổi các mộc tinh vẫn ẩn nấp trong cây gỗ từ khi còn ở trong rừng cho đến khi
cây gỗ bị hạ rồi xẻ đóng làm áo quan, còn lẩn khuất trong áo quan.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.