PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 169




Toan Ánh 169


Khi lễ “phạt một” kết thúc, người nhà tang chủ ném một nắm gạo, muối ra đường

để tống tiễn mọi loại ma quỷ, kể cả mộc tinh.

Lễ khâm niệm
Đây là lễ đội khăn, quấn vải cho người chết.
Khâm chính nghĩa là mảnh vải bọc thây người chết. Trong lễ khâm liệm thì khâm là

đội khăn, lấy luạ hoặc bông đút nút lỗ tai, rồi lấy hai miếng lụa trong đỏ ngoài đen,
mỗi miếng dài 1 thước 2 tấc ta tức 44 phân ngày ngày nay, giữa để ít bông, khâu giáp
lại, bốn góc có khâu giải, đậy lên mặt người chết rồi buộc đằng sau cho chặt.

Lại lấy giấy gấp vuông thật dày để vào lòng bàn tay cho các ngón tay đều duỗi ra,

lấy dải buộc chặt lại, sau đó lồng vào một chiếc bao; bàn chân cũng vậy. Rồi lại mặc
quần áo như lúc sống.

Hai tay đã lồng trong bao để duỗi thẳng áp vào hai bên đùi, rồi dùng dải thắt ngang

lại cho chặt.

Liệm nghĩa là mặc quần áo mới cho người chết. Mặc quần áo như vậy là tiểu liệm,

còn lấy vải bọc mình người chết gọi là đại liệm.

Trong công việc liệm người ta dùng một tấm vải hay lụa bọc dài suốt người còn

thừa thì trùm chân và ba mảnh ngang làm đai thắt, như vậy là “tiểu liệm”, hoặc năm
tấm ngang là “đại liệm”.

Khi bắt đầu khâm liệm tang chủ cũng quỳ khấn để xin khâm liệm.
Lễ nhập quan
Lễ đặt người chết vào trong áo quqan gọi là lễ nhập quan. Theo tục ta xưa, trong

quan tài thuờng đặt một mảnh ván đục sao Bắc đẩu để trừ tà ma. Việc “nhập quan”
phải chọn giờ, tránh tuổi. Trong ngoài áo quan đều có dán bùa. Người ta thường bỏ
vào áo quan một cỗ tổ tôm cũ, một quyển lịch Tàu, hoặc quyển lịch ta có đóng dấu
triều đình càng hay, hoặc một tàu lá gồi để “trấn áp” ma quỷ.

Trước khi “nhập quan”, trong áo quan thường có rải một lượt trà khô, bỏng gạo

hoặc bất cứ thứ gì khác có thể hút nước được của người chết tiết ra.

Khi “nhập quan”, con cái sắp hàng quỳ ở trước quan tài để khóc và lễ. Những

người giúp việc cũng quỳ với tang chủ ở đàng sau, rồi tang chủ khấn xin “nhập quan”.

Tang chủ khấn xong lễ một lễ rồi đứng lên. Con cháu phân nam nữ đứng sang hai

bên, trai bên trái, gái bên phải. Những người giúp việc khiêng xác bỏ vào quan rồi
khiêng ra đặt ở giữa nhà, đầu hướng về Nam.

Bắt đầu từ lúc “nhập quan”, con cái khóc lóc.
Trước khi khiêng quan ra gữa nhà, những người giúp việc xem xét chỗ nào hở thì

lấy giấy hoặc quần áo cũ của người chết độn vào cho kín, đoạn đậy nắp áo quan lại
gắn sơn đóng đinh cho kín.

Khi đã rước quan ra giữa nhà rồi, con cháu phải trải rơm ở hai bên linh cữu, thay

phiên nhau ngồi hầu suốt đêm ngày.

Trên nắp linh cữu lúc đó có bát cơm và quả trứng luộc gọi là cơm bông.
Lễ nhập quan rồi, nhưng chưa phát tang. con cháu được phép lấy vợ, lấy chồng gọi

là “cưới chạy tang”.

Kể từ lúc người chết tắt thở cho đến khi đưa đám, linh cữ còn quàn ở trong nhà,

người nhà phải luôn luôn canh chừng, để không cho một sinh vật nào, (mèo, chó,
chuột) nhảy qua để tránh "quỷ nhập tràng".

Người xưa, tin rằng, một sinh vật nào nhảy qua xác chết, nó sẽ mang theo “quỷ” để

nhập vào người chết, tức là “quỷ nhập tràng”. Người chết sẽ vùng “đứng dậy”. Lại cần
phải có pháp sư để trừ quỷ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.