Toan Ánh 171
Trong các lễ về tang ma thường người chủ tang đều phải khấn khứa và mỗi lễ nếu
tế lại có văn tế riêng, tế theo nghi thức cổ truyền có kèn trống.
Phường kèn trống
Sống dầu đèn, chết kèn trống. Câu này chứng tỏ trong đám tang phải có kèn trống,
và kèn trống đây tức là nhạc , mà nhạc thì bao giờ cũng cần cho lễ nghi.
Trong đám tang ông già bà cả thường có phường kèn trống, trừ những người gia
đình quá túng thiếu hoặc trong những trường hợp bất khả kháng.
Kèn trống nổi lên trong lúc tế lễ cùng với phường bát âm nối điệu nam thương hoặc
nam ai, đem sự bi thảm cho đám tang và điều hoà mọi công tác của tang chủ cũng
như các chấp sự viên.
Mỗi khi có người tới phúng viếng, con cháu khóc lên là có điệu kèn trống nổi theo,
như muốn báo cho người chết biết có bạn bè thân thuộc tới viếng lễ.
Và cũng nhờ có kèn trống báo hiệu nên tang chủ và con cháu người chết, đang lúc
mắc bận mới biết có người tới viếng.
Phường kèn trống ngồi ở một nơi gần áo quan, mỗi khi khách tới phúng viếng là
thấy ngay.
Phúng viếng
Bạn bè thân thuộc của người chết hoặc của con cháu người này, khi nhận được
“hung tin” tới chia buồn cùng tang quyến và phúng viếng hoặc phúng điếu nghĩa là
đem lễ vật tới hỏi thăm nhà có tang.
Người chết sau khi đã nhập quan và tang chủ đã làm lễ ‘thành phục”, con cháu
khóc lóc, bạn bè thân thuộc mới bắt đầu tới phúng điếu. Trước đó, cũng có người tới,
nhưng chỉ là để hỏi thăm và chia buồn cùng tang chủ chứ chưa có lễ viếng và cũng
chưa lễ trước linh cữu.
Lễ phúng viếng thường là trầu cau, trà rượu, hoặc những tay văn tự thì dùng những
bức trướng hoặc những câu đối, trong nêu lên những đức tính tốt của người chết.
Con cháu cũng có câu đối để khóc ông bà cha mẹ. Những trướng đối của bạn bè
thường làm bằng lụa, bằng da màu xanh, vàng, trắng, còn những câu đối của con cháu
chỉ viết bằng chữ xanh hoặc bằng chữ đen trên vải trắng.
Ở thôn quê, người trong làng xã thường dùng tiền để phúng viếng, một cách trực
tiếp giúp đỡ thiết thực tang chủ trong lúc cần thiết.
Tang gia có người ghi tất cả những đồ viếng của mọi người, để sau này tang chủ
theo đó mà cám ơn, hoặc khi một người khác có việc thì phúng viếng giúp đỡ lại.
Khách đến phúng viếng lễ trước linh sàng hai lễ rưỡi nếu người chết còn quàn tại
nhà, lễ bốn lễ rưỡi nếu đám tang đã cử hành và lễ chôn cất đã xong.
Khách lễ linh sàng, tang chủ hoặc con cháu khác của người chết phải đáp lễ, nghĩa
là lễ lại khách.
Phải đáp lễ một nửa số lễ khách lễ người khuất, khách lễ hai lễ đáp lại một lễ,
khách lễ bốn lễ đáp lại hai lễ.
Lễ xong linh sàng, khách cũng vái lại người đáp lễ mình.
Trong lúc khách lễ có kèn tróng và con cháu khóc lóc.
Về lễ phúng điếu, trong những năm gần đây, theo người Âu, các thị dân dùng hoa
tươi hoặc hoa cườm để viếng. Lại cũng có người đăng báo phúng điếu và chia buồn
cùng tang quyến.
Báo tang
Thực ra ta không có lệ báo tang. Khi một người chết, người thân thuộc biết tin nói
chuyện cùng người khác, thế là chỉ một buổi sáng, cả làng đều biết, và không ai bảo
ai, người ta đều đi hỏi thăm tang quyến.