PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 167




Toan Ánh 167


Sau đó mọi người trong nhà phải im lặng, để xem người bệnh có trối chăng điều gì.

Có khi người bệnh nói không ra tiếng, con cái phải ghé tai để lắng nghe những lời
cuối cùng của người sắp chết, những lời này đều được ghi chép đề sau này cố tuân
theo.

Sau đó con cháu hỏi xem người bệnh có tự đặt lấy tên thụy còn gọi là tên hèm, tức

là tên sau này dùng để khấn khi cúng giỗ. Tên này còn được gọi là "tên cúng cơm".

Nếu người bệnh không tự đặt lấy tên cúng cơm, vì quá suy yếu, hoặc vì mê man,

con cháu phải tìm tên đặt rồi báo cho người biết. Tên đàn ông dùng chữ Trung, chữ
Trực, tên đàn bà dùng chữ Trinh, chữ Thuận.

Đồng thời con cháu cũng dùng trầm hương lau rửa sạch sẽ cho người bệnh và thay

quần áo sạch cho người. Thường, người ta mặc cho người bộ quần áo lễ hoặc bộ quần
áo mới nhất của người ưa dùng .

Con cháu phải cắt canh nhau ngồi bên cạnh người bệnh để chờ giây phút cuối

cuồng của ông chao. Nếu người bệnh lịm đi, phải lấy bông hoặc nén hương đang cháy
đặt vào trước lỗ mũi, hễ bông hoặc khói hương không động đậy nữa tức là người bệnh
đã qua đời. Lúc đó, người canh chừng cầm chiếc đũa đặt ngang mồm người chết để
"cài hàm" cho hai hàm răng khỏi nghiến vào nhau.

Tục cũ, trước khi người bệnh tắt thở, phải lấy một miếng lụa hoặc vải trắng dài 7

thước để lên mặt, sau kết thành hình người gọi “hồn bạch” để hồn người chết nhập vào
đó.

Người canh chừng phải biết đúng giờ người chết qua đời để còn nhờ các thầy Tự,

thầy Pháp xem ngày bấm giờ, ngõ hầu biết người qua đời chết được giờ lành hay gặp
phải giờ dữ, có trùng tang, có quỷ tinh ám ảnh gây tai hại chết chóc cho con cháu. Gặp
trường hợp “giờ dữ”, tang chủ phải mời các thầy phù thủy “yểm phép” cho bùa để
tống thần trùng, đuổi quỷ tinh. Bùa này dán ở áo quan hoặc chôn ở chung quanh mộ..

Khi người bệnh chết hẳn, người nhà khiêng xác đặt xuống đất trong giây lát rồi lại

khiêng lên giường có ý để cho người chết hấp thụ sinh khí may ra có sống lại.

Trong “Việt Nam Phong Tục” Phan Kế Bính cho rằng việc đặt người chết xuống

đấy là lấy nghĩa: Ta bởi đất mà sinh ra, khi chết lại trở về đất.

Khi người chết được khiêng trở lại lên giường rồi, con cháu phải có miếng vải hoặc

giấy đắp mặt cho người chết. Ý nghĩa là để người chết khỏi “thấy” con cháu buồn.

Khi người bệnh đã chết
Người bệnh đã chết hẳn, lúc ấy người nhà chiêu hô, tức là hô to để “gọi” người

chết. Người con trai cầm lấy áo của người chết, tay trái cầm cổ áo, tay phải cầm vạt
lưng áo, leo lên mái nhà, gọi lên ba lần: "Ba hồn bảy vía cha đâu về với con" hoặc "Ba
hồn chín vía mẹ đâu về với con"
. Gọi xong tụt xuống bằng lối sau, bước vào nhà treo
chiếc áo lên cửa.

Sự “chiêu hô”, người ta hy vọng lời kêu gọi của con cái sẽ khiến cha mẹ động lòng

quay trở lại dương trần (!).

Chiêu hô rồi, người nhà mới khóc lóc. Lúc này, mọi người mới thật hết mọi hy

vọng người chết sống lại.

Lễ chiêu hồn
Con cháu cử hành “lễ chiêu hồn” để hồn phách người chết về hưởng sự cúng bái tế

lễ của con cháu.

Có hai cách chiêu hồn:
- Hoặc dùng một tàu lá chuối róc hết lá. Một thầy Tự đọc chú mời hồn người chết

nhập vào đó. Một miếng vải trắng trên đó thầy Tự đã ghi bùa được gắn vào tầu lá
chuối. Bao giờ nhập quan đem ra thờ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.