Toan Ánh 161
thắp đền nhào với đất và muối rồi đắp lên, chỗ bỏng sẽ dễ chịu và da không tuột.
Các lối chữa bỏng về cổ truyền còn nhiều, nhưng vì có nhiều điều kẻ viết chưa chắc
chắn và cũng không hiểu cách chữa thế nào nên không dám ghi ra đây, như cách dùng
nước vôi, cách dùng nước tro, v.v....
Chữa hóc
Nhiều khi, có người ăn uống vô ý hoặc trẻ em vì tham ăn bị hóc xương. Các cụ ta
có mấy lối chữa hóc sau đây:
- Ai hóc xương gà, xương cá, v.v... lấy lá đậu ván ở chỗ dây khuất mặt trời, đem giã
nhỏ ra, cho một ít muối vào, rồi trộn với giấm thanh, xong gói vào giấy bản, ngậm
vào mồm độ 30 phút là khỏi.
- Dùng vỏ cây đậu ván, chế thuốc cũng như trên, nghĩa là cũng đem giã nhỏ, trộn
với muối và giấm thanh rồi ngậm vào mồm. Theo kinh nghiệm xưa khi bóc vỏ cây đậu
ván nếu bóc xuôi xuống thì xương trôi xuống, nếu bóc ngược thì xương trôi ra.
Chỉ khát
Những người đứt chân đứt tay, đánh nhau vỡ đầu, chảy máu nhiều thường khát
nước.
Muốn chỉ khát, dùng lá bạc than, lá cóc mẳn (khổ sâm) và cây cỏ nước (ngư tất
nam) sắc nước cho uống thì khỏi ngay.
Chữa ngộp nước
Những người vô ý ngã xuống nước, bị ngộp ta thường cầm hai chân quay cho ọc
nước ra thì khỏi, nhưng chỉ người mới bị ngộp mới chữa được, những người bị chìm
lâu thường không chữa được.
Ngày nay với phương pháp hô hấp nhân tạo, việc chữa bị chết đuối thường có hiệu
quả hơn.
Trên đây, là một ít cách chữa các bệnh tật do tai nạn gây nên theo lối cổ truyền.
Còn nhiều cách khác nữa với nhiều biến chứng của bệnh do tai nạn, nhưng chúng tôi
nghĩ chỉ nên giới hạn qua mấy cách trên thường được nhiều người nhắc tới.
Viết ra những trang này, chúng tôi mong được các nhà Tây Y học lưu ý, may ra có
thấy điều gì hữu ích trong những điều được nêu lên chăng. Tuy nhiên việc chữa trị
theo Tây y với thuốc tốt và phương pháp hiện đại vẫn hiệu nghiệm hơn.
Trái gió trở trời
Nhiều người đang khỏe mạnh, trời thay đổi thời tiết hoặc có khi bị luồng gió là bị
đau bị cảm. Các cụ nói chung là "trái gió trở trời".
Trái gió trở trời gây ra chứng cảm là thông thường nhất.
Chữa chứng cảm này, các ông lang thường cắt cho thang thuốc cảm về sắc uống.
Có nhiều người vì ở xa xôi không tiện tìm ông lang thường dùng lối "đánh gió" để
trị cảm. Người ta dùng các loại dầu như Nhị Thiên Đường, Bảo Tâm, v.v... để bôi xoa,
cũng có khi người ta dùng cách xông hoặc chườm.
Đánh gió
"Đánh gió" có nghĩa là xoa vào người để trục xuất gió ra khỏi. Ta thường cho rằng
người trúng gió bị cảm, muốn chữa khỏi phải đánh gió:
Lấy cám đem rang cho cháy rồi bọc vào một chiếc khăn, xoa khắp người bệnh
nhân, xoa xuôi trở xuống. Đánh gió bằng cám, còn gọi là đánh cám, xong, bệnh nhân
đổ mồ hôi, tự thấy bệnh nhẹ hẳn đi.
Hoả thang rượu với gừng, lấy gừng này xoa khắp người.
Luộc một quả trứng, nhét vào giữa quả trứng một đồng tiền bằng bạc hoặc một nắm
tóc, có khi cả hai thứ, rồi bọc tất cả trong một chiếc khăn xoa lên khắp người bệnh
nhân. Sau khi đánh gió cho bệnh nhân rồi, lúc giở khăn ra người ta thường thấy đồng