PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 159




Toan Ánh 159


Ðá còn có khi đổ mồ hôi, con người dù cường tráng tới đâu cũng có lúc đau ốm,

huống chi, lúc nhỏ bé yếu ớt, tránh sao được những khi trái giò trở trời, lúc cảm hàn
cảm nhiệt. Lại có những giai đoạn con người phải chịu đau đớn để vượt qua những
thời kỳ nọ bước sang thời kỳ kia: Từ trẻ nhỏ sang thời thời kỳ dậy thì, từ đứng tuổi
sang thời kỳ già lão. Những thời kỳ thay đổi này đều có những triệu chứng. Lúc dậy
thì, trai gái đều bị sốt nóng, các cụ già gọi là “sốt vỡ da”, lúc bắt đầu già yếu cũng có
những cơn bệnh báo trước sự suy nhược của cơ thể, nhất là đối với phụ nữ phải vượt
qua giai đoạn hết thời sinh nở, máu huyết không còn. Còn con trẻ trứng nước, mỗi sự
thay đổi đều có quặt quẹo, đau ốm không nhiều thì ít: khi biết lẫy, khi biết bò, khi mọc
răng, v.v....

Tóm lại đã sinh ra ở đời thì phải có khi đau ốm, khi đau nặng, lúc đau nhẹ, khi đau

bộ phận này, khi yếu bộ phận khác, người khoẻ thì ít bệnh, người yếu thì dễ đau.

Ðau ốm thì phải chạy chữa, và muốn chạy chữa, phải biết nguồn gốc của sự ốm

đau: người đau bụng vì trúng thực không chữa cùng một lối như người đau dạ dày,
người ho vì sưng phổi không chữa giống người ho vì sưng cuống họng. ...

Theo y học ngày nay, con người bị đau ốm là vì nhiễm độc, là vì có vi trùng phát

sinh ra bệnh tật. Người xưa, theo quan điểm y học, triết học cũ thường có những suy
nghĩ và việc làm mà ngày nay ta cho là thần bí, mê tín, thiếu cơ sở khoa học.

Nguồn gốc bệnh tật theo khoa học
Chúng ta bỏ qua các nguồn gốc huyền bí của bệnh tật, theo quan niệm người xưa

mà nói về các nguồn bệnh ngày nay được khoa học công nhận cùng nêu lên sơ qua
một vài lối chữa chạy cổ xưa của cha ông ta. Ở đây, tôi không nói đến y học, vì tôi
biết được gì đâu mà nói, nhưng tôi chỉ nhắc lại những điều tai nghe mắt thấy, hoặc
những điều đã đọc qua ở một số tài liệu nào.

Tai nạn
Tai nạn thường xảy đến bất ngờ. Người ta có thể buổi sáng vẫn còn khoẻ mạnh, mà

buổi trưa đã có thể vì tai nạn mà bị đau. Tai nạn đó có thể do đụng chạm vấp ngã, do
các con vật có nọc độc như rắn rết, chó dại cắn, bị bỏng, bị chìm xuống nước v.v...
Gặp mỗi tai nạn, dân ta có lối chữa riêng. Dưới đây xin ghi mấy lối chữa cổ truyền
vẫn được áp dụng, còn ứng nghiệm hay không, kẻ viết không dám nói chắc, xin tùy
bạn đọc suy ngẫm, tìm hiểu thêm.

Chữa ngã
Nếu ai ngã cây, ngã đu, ngã nóc nhà mà bị chết ngất thì trước đây dân gian thường

lấy nhựa cây xanh, một loại cây giống như cây si để chữa. Lấy độ một thìa nhỏ nhựa,
hoà vào với một chén rượu già (rượu cao độ) cho uống thì sẽ hồi.

Nếu bị gãy chân, gãy tay, đến các thầy thuốc, các ông ấy sẽ bó bằng xương gà,

xương sẽ liền.

Ðồng bào miền Nam có một lối chữa đặc biệt, có thể gọi được là “chữa mẹo” cho

những người bị gãy chân, gãy tay:

Dùng rau bợ, giã với dấm thanh và đường thẻ, rồi đem buộc vào chân tay, nhưng

gãy chân tay bên nọ, lại buộc vào cùng chỗ ở trên tay bên kia. Lối chữa mẹo này, tôi
đã được có người nói cho biết là hay lắm, nhưng chưa thí nghiệm bao giờ.

Ðồng bào tỉnh thành ngày nay, mỗi khi ngã dù chết ngất hay bị què, đều được

người nhà chở tới bệnh viện để nhờ bác sĩ chữa.

Chữa đứt gân hay thịt - Nếu bị tai nạn, gân hoặc thịt bị đứt dân gian thường bắt

một con chuột đốt lấy than, tán nhỏ ra với hạt cau, dịt vào thì khỏi.

Có khi vì đứt chân tay chảy máu, đồng bào miền Nam dùng lá cây “bóng nước”,

gọi là cây hoa móng tay, giã ra dịt vào, máu sẽ cầm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.