PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 160




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam


Ta lại thường dùng thuốc lào, tinh rêu cạo ở cây cau, mạng nhện hoặc bồ hóng để

cầm máu.

Chữa rắn cắn
Những người làm việc ở đồng áng vườn tược, ở ven đồi núi thường có thể bất hạnh

bị rắn cắn. Muốn chữa, trước đây người ta lấy dây cây chìa vôi tiá, hái ở đằng ngọn, cả
lá cả dây một nắm. Nắm lá và dây này, người bị rắn cắn tự nhai lấy, nuốt nước còn bã
đắp vào chỗ cắn sẽ khỏi.

Người bị rắn cắn cũng có thể lấy ngọn nghể răm và hạt cau, hai thứ đem nhai nhỏ,

nuốt nước còn bã đắp vào chỗ bị cắn như trên.

Theo đồng bào miền Nam, họ có một lối chữa rắn cắn ngay tại chỗ: Khi bị rắn cắn,

đưa tay quơ ra đằng sau gặp bất cứ cây gì bứt một nắm lá, nhai đắp vào chỗ bị rắn cắn,
nọc độc sẽ không chạy được vào máu, và sau đó sẽ nhờ các thầy chữa giúp. Ở vùng
quê miền Nam có nhiều người chuyên môn chữa rắn cắn theo những bài thuốc dân
gian cổ truyền có hiệu nghiệm.

Những lối chữa trên có vẻ như không thích hợp với khoa học. Người thành thị

thường hoài nghi các lối chữa cổ truyền của ta, nên bị rắn cắn họ đều tìm tới các bác
sĩ, các bệnh viện để tiêm thuốc.

Chữa rết cắn
Rắn cắn thường nguy hiểm chết người, còn rết cắn chỉ đau buốt mà thôi.
Theo kinh nghiệm các cụ nói, nếu bị rết cắn ban đêm, sáng ngày khi có tiếng gà

gáy tự nhiên khỏi buốt. Ban ngày nếu bị rết cắn, lấy dãi gà bôi vào sẽ khỏi. Cũng có
thể, nếu bắt đúng con rết cắn mình, đem con rết đốt cháy thành thàn, lấy than đó hòa
với dầu lạc, dầu vừng rồi bôi vào chỗ bị cắn sẽ khỏi.

Chữa chó dại cắn
Theo khoa học Âu Tây, bị chó dại cắn chỉ có cách đi tiêm để ngừa nọc độc khỏi

chạy vào các cơ quan nhu yếu của cơ thể, nhưng các cụ ta có một môn thuốc chữa thật
kỳ lại. Môn thuốc này năm 1914 được công bố trên “Đông Dương Tạp Chí” số 34
ngày 5-2-1914, còn hiệu nghiệm hay không, kẻ viết những trang này chưa thấy ai thí
nghiệm bao giờ. Môn thuốc như sau; được ghi ra để bạn đọc tham khảo thêm:

Bắt một con mãn và một con cóc lớn, đem buộc con cóc lên đầu con mãn, đem hai

con ấy trói lại, để trên hòn đá tảng hay hòn gạch, cối đá, rồi lấy chày hoặc vồ, nện làm
sao một nhát chết cả hai con thì thuốc hay, nếu phải hai nhát thì thuốc kém hay.

Khi hai con đã chết rồi, bỏ vào cối giã nhỏ như giã giò rồi lấy vải tốt bọc thịt hai

con ấy vắt cho chảy thành nhựa ra, được bao nhiêu cho uống ngần ấy, nhưng phải làm
sao đổ được vào miệng con bệnh. Uống vào độ nửa giờ là khỏi bệnh.

Chữa bỏng
Bị bỏng rất rát, và người bị bỏng nhiều có thể bị chết được.
Ta có những lối cổ truyền chữa bỏng rất thần tình, những lối này, chính kẻ viết đã

thấy ứng nghiệm:

- Lấy nước mắm bôi vào chỗ bỏng. Người bị bỏng sẽ thấy mát và chỗ bỏng sẽ

không sưng phồng lên.

- Lấy lá trầu không, giã nhỏ đắp vào những chỗ bị bỏng.
- Lấy cây bóng nước giã lấy nước bôi vào những chỗ bị bỏng sẽ không bị rát và

chóng khỏi.

Ngày nay nhiều người bị bỏng còn dùng kem đánh răng thoa vào chỗ bị bỏng, họ

cũng có cảm giác dễ chịu như chữa theo các lối cổ truyền trên.

Ngoài ra, cũng theo lối cổ truyền, người ta dùng lá cây bỏng, loại cây có hoa, khi

bó tới thì nổ, gọi là “bóng nổ”, giã nhỏ đắp vào cũng khỏi, hoặc có khi dùng dầu ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.