PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 2




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam


Mỗi nước có phong tục riêng, và trong mỗi nước, mỗi địa phương, ngoài những

phong tục chung của toàn quốc, cũng có những phong tục riêng, và ngay cả đến một
địa phương, nhiều khi mỗi nhóm người lại có phong tục riêng.

Kỳ thủy, một thói quen, một tục lệ chỉ do một người hoặc một nhóm bắt đầu, rồi

thói quen, tục lệ đó được mọi người nhìn nhận thấy là hay, bắt chước mà trở thành
thói quen và tục lệ chung. Có thói quen ở thời đại này là hay, nhưng sang thời đại sau
đã không còn ý nghĩa nữa; bởi vậy, phong tục thường luôn luôn thay đổi với sự diễn
tiến của sinh hoạt con người.

Cũng có những phong tục đã thành hình vì những lý do phong thổ, khí hậu, chính

trị, kinh tế hoặc xã hội.

Có những tục lệ bắt đầu ngay ở một địa phương, nhưng cũng có nhiều tục lệ di

chuyển từ nơi khác tới.

Dù bắt đầu ở một địa phương hay di chuyển từ nơi khác tới, thì những thói quen

cũng như những tục lệ không phải ngày một, ngày hai mà thành ngay. Muốn được mọi
người theo chung, bất cứ thói quen và tục lệ nào, cũng phải trải qua một thời gian có
khi lâu có khi chóng để con người tập nhiễm, thói quen và tục lệ đó mới đi vào phong
tục được.

Xét các thói quen và tục lệ, có điều hay và cũng có điều dở, nhưng dù hay dù dở,

những thói quen, tục lệ này cũng đã hợp với hoàn cảnh, với con người một nơi nào,
nên mới được mọi người theo. Cũng có những tục lệ người ta biết là dở, "duy chỉ bởi
tai mắt đã quen, lòng người đã tin dùng thì dẫu có người biết là dở cũng không sao đổi
ngay đi được".

Nước Việt nam ta từ ngày lập quốc tới nay, trải 4.000 năm có lẻ, chúng ta đã có

biết bao tục hay, tục dở, và những tục này cùng với sự hưng vong của đất nước đã
nhiều phen thay đổi. Những tục lệ từ đời Hồng Bàng, tới ngày nay đâu có còn nguyên
vẹn. Cùng với sự thâu nhập tinh hoa văn hoá của ngoại quốc, dưới các thời lệ thuộc, tổ
tiên chúng ta đã nhận sự truyền bá cả những tục lệ của các nước này, tuy nhiên "ta có
một cái nghị lực riêng và các tính chất riêng để độc lập"
, nên những điều thâu nhập
của người ngoài đều đã được "Việt Nam hoá" để hợp với cuộc sống và hoàn cảnh của
người Việt nam.

Những tục lệ riêng của ta, cũng như những tục lệ ta đã thâu nhập được qua những

cuộc chung đụng với người nước ngoài luôn luôn biến đổi để dần dần những điều gì,
trước đây thích hợp với tổ tiên ta, nhưng sau trở nên lỗi thời, bị đào thải từ từ, và chỉ
còn lại những điều gì không phản lại sự tiến hoá của dân tộc. Đấy chỉ là một lẽ tự
nhiên. Bất cứ phong tục nước nào mà chẳng vậy, chẳng chịu sự "gạn đục khơi trong"
để bỏ bớt đi những tệ đoan mà gìn giữ lấy phần tinh túy.

Phong tục luôn luôn biến đổi, nhưng chưa bao giờ như ngày nay ở Việt nam, phong

tục biến đổi một cách thật là mau chóng. Bao nhiêu tục lệ cũ của ta bị mất đi, hay có
dở có, trong khi bên ngoài tràn thêm vào nhiều tục mới xét ra thực chẳng hay ho gì.
Những tục mới "nhập cảng" này cũng đang chịu sự "sàng sảy" để những phần tốt đẹp
được "Việt Nam hoá", còn những phần xấu xa sẽ bị đào thải.

Hiện nay, vì cuộc sống ồ ạt ở đô thị , vì tồn tại chiến tranh, có nhiều người không

biết hết phong tục của nước mình, mặc dầu những phong tục này còn đang tồn tại. Lại
có nhiều ngườii ngoại quốc khi tới Việt Nam, muốn tìm hiểu về phong tục, về nếp
sống Việt Nam, họ đã bỡ ngỡ khi gặp những người Việt Nam không am tường rành rẽ
về phong tục đất nước mình.

Với hoài bão trình bày một tài liệu có thể giúp ích cho bất cứ ai muốn tìm hiểu về

phong tục Việt Nam, chúng tôi soạn tập sách này. Và cũng nhân dịp này, văn hoá dân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.