PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 46




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam

dân thường đi câm lãm. Dép cũng có nhiều kiểu, dép da, dép dừa hoặc dép cao su. Có
cả loại dép đan bằng mây.

Cũng có người dùng dép da đi ra ngoài đường; có loại dép chỉ dùng ở trong nhà.

Dép đi ra ngoài đường, có quai đằng sau giữ lấy gót chân. Dép có thể có quai chéo
hoặc quai ngang.

Guốc cũng chỉ dùng để đi trong nhà, tuy nhiên cũng có người dùng guốc đi ra ngoài

đường. Guốc bằng gỗ, sơn quang dầu, sơn đen hoặc để mộc. Dân Thượng Du miền
Bắc có loại guốc mộc đi không trơn, rất chắc. Mắt guốc, chỗ gót chân và chỗ đầu bàn
chân, nơi các gót chân nối vào bàn chân, họ có khía những hình quả trám để giữ cho
chân khỏi bị tuột.

Guốc có quai ngang, bằng da, bằng vải hoặc bằng cao su.
Mang guốc khi bước chân đi phát ra những tiếng “lốc cốc”.
Giày, guốc, dép của đàn bà có cầu kỳ hơn đàn ông.
Ngoài những lối giầy cổ truyền, hài, giày nhọn mũ, thị dân còn dùng loại giày của

phụ nữ Tây Phương.

Hài thường đế bằng gỗ hoặc bằng da, bọc vải, mũi bằng vải thêu hình sặc sỡ, hoa

lá, chim chóc, rồng phượng. Hình rồng xưa chỉ dành riêng cho nhà Vua, nhưng sau
này, ai có tiềm muốn dùng hài ra sao cũng được. Mũi hài có thể tròn hoặc hơi nhọn.

Giày của đàn bà mũi nhọn cũng hở gót như giày đàn ông và thường bằng da, mũi

láng đen.

Giày cũng như hài xưa kia gót phẳng, nhưng về sau theo Tây phương, các bà các cô

đi giày cao gót, cả đến đôi hài, gót cũng cao hơn trước.

Dép của phụ nữ xưa phía mũi cong lên, thường cùng dùng với nón thúng quai thao.
Dép có một quai nhỏ lồng vào ngón chân trỏ và hai quai chéo để ràng hai bên chân.
Dép đóng bằng da. Dép cong chỉ dùng đi trong lúc hội hè đình đám hay tết nhất.

Ngày thường có loại dép khác, đầu mũi không cong, và cũng có ba quai như dép cong.
Đây là loại dép da trâu, bò, dùng cho những người chợ búa phải đi đường xa để khỏi
rát chân.

Dép đàn bà ngày nay có nhiều kiểu giống dép Tây phương.
Trước đây có bán loại dép cao su, dùng cho đàn bà hay đàn ông đều được cả.
Ở trong nhà, các bác cô dùng loại guốc cao giống như guốc đàn ông; khi ra đường,

loại guốc nhỏ bản, gót cao, sơn đẹp với hình vẽ trên mặt được sử dụng.

Chính ra phụ nữ Việt Nam mới đi guốc cao từ năm 1930 với phong trào “guốc Phi

Mã”. Và cũng từ phong trào “guốc Phi Mã”, giày của phụ nữ Việt Nam mới bắt đầu
cao gót lên.

Các bà các cô ít dùng bí tất, trừ trường hợp ăn vận y phục Tây Phương.
Dù sao, giày, dép, guốc của đàn ông cũng như của phụ nữ, thường chỉ thị dân và

những người sang trọng mới dùng tới , còn đám dân quê, quần áo còn thiếu nói chi
đến giày, dép, guốc.

Tại nhiều nhà miền quê, tối tối trước khi đi ngủ, người ta mới rửa chân đi và đôi

guốc, còn cả ngày, trong mọi sinh hoạt, người ta đều đi chân không.

Ngày nay, một số ít người đã dùng những giày vải hoặc dép cao su trong khi làm

lụng, nhưng một số vẫn đi chân đất. Phần vì thói quen mà cũng phần vì khó khăn.

Y phục trẻ em
Từ trên tôi đã nói qua về đủ loại y phục, nhưng đây chỉ là thường phục của người

lớn. Y phục của trẻ em hơi có điều khác biệt vói y phục người lớn.

Trẻ em ưa màu sắc sặc sỡ. Các em nhỏ, ngoài mỗi chiếc áo có đeo chiếc yếm dãi để

nhớt dãi khỏi rơi vào quần áo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.