Gian nhà nhỏ này rất gọn gàng ngăn nắp, Một vách tường nhìn ra cửa,
trên vách tường hai bên ghi chép vô số kinh thư Phật học, một bức tường
cao khác ngay trước cửa ra vào thì lại hoàn toàn không có gì trên đó, chỉ là
một mảng tường trắng toát.
Điểm đặc biệt nhất của gian phòng này chính là ở chỗ, tất cả mọi thứ
đều màu trắng.
Cửa màu trắng, kinh thư màu trắng, chiếc bàn đặt giữa phòng cũng màu
trắng, thậm chí hòa thượng ngồi xếp bằng trước bàn cũng mặc một chiếc áo
cà sa màu trắng thuần.
Vị hòa thượng này khoảng gần năm mươi tuổi, một đôi mày chữ bát thật
dài, làm cho khuôn mặt thêm vẻ từ bi, nhưng hai mắt lại ẩn chứa vẻ bất lực.
Ông không giống những hòa thượng bình thường nhắm mắt niệm kinh
mà lại mở mắt, chăm chú nhìn vào bức tường trắng cao lớn trước mặt,
trong miệng niệm mấy chữ, là tuyệt học Phật môn “Bát Nhã tâm kinh”!
Bởi vì ông rất tin tưởng rằng chỉ có màu trắng mới tới gần được “Vô”,
chỉ có Vô mới tới gần được “Phật”, và chỉ có Phật mới có thể thật sự tìm
được “Tâm”.
Niệm Phật đơn giản là niệm từ tâm, là Phật ở trong lòng.
Gian nhà nhỏ này có tên là “Tầm Tâm Các”.
Vị Hòa thượng kia sao lại muốn tìm “Tâm”?
Bởi vì dù ông đạo hạnh có cao, lại không thể vượt qua những chuyện
cảm thấy bất lực tự trong tâm, bất lực với nhân gian…
Ông bất lực vì trên đời có lắm chuyện bi thảm, mà ngay cả ông cũng lực
bất tòng tâm…