thêm về tư vấn và môi giới nhượng quyền thương mại ở phần sau của
chương này.)
• Những công ty nhượng quyền: Nếu bên nhượng quyền biết bạn thực sự
quan tâm đến họ, bạn có thể bước ngay vào công việc. Mỗi bên cần đánh
giá lẫn nhau — bên nhượng quyền phải đánh giá bạn trước khi ra quyết
định có nhượng quyền cho bạn không, và bạn phải xem xét liệu bạn có nắm
bắt được cơ hội không khi mua được quyền kinh doanh đó. Tuy nhiên,
thường bên mua quyền không được gặp trực tiếp bên nhượng quyền mà
phải thông qua những người môi giới.
• Bản giới thiệu công ty nhượng quyền: Khi bạn đã tìm được mô hình kinh
doanh yêu thích, hãy nghiên cứu những thông tin được cung cấp, nó là cơ
sở để bạn đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, không nhiều người có thể
đọc kỹ lưỡng toàn bộ bản giới thiệu này, thường thì nó khá dài và mang
tính pháp lý. Đối lập với khu vực nhượng quyền, khu vực kinh doanh nhỏ
độc lập thường thiếu thông tin hay có thông tin nhưng không đáng tin cậy.
Việc đọc bản giới thiệu toàn diện thế nào tuỳ thuộc vào người mua.
• Hợp đồng nhượng quyền: Bạn muốn ký một hợp đồng trong bao lâu, 5
năm hay 20 năm? Thời gian hợp đồng rất dài và có phần thiên về bên
nhượng quyền. Một vài bên nhượng quyền thích thú với những hợp đồng
kéo dài đến 20 năm. Ngược lại, bên mua quyền muốn thoát khỏi hợp đồng
sớm hơn. Hãy đọc kỹ hợp đồng, có thể sẽ có điều khoản nào đấy không có
lợi cho bạn hay làm bạn phải giật mình.
• Trang web của các tổ chức tư vấn nhượng quyền kinh doanh: Sau khi khai
thác các tài nguyên từ IFA, đừng quên ghé thăm trang web được lập bởi các
doanh nhân đã từng mua quyền thương mại.
• Luật sư: Bạn sẽ cần một luật sư chuyên về nhượng quyền khi bạn mua
quyền kinh doanh. Hãy bỏ tiền để các luật sư giúp bạn cho tới khi bạn nắm
vững về nhượng quyền thương mại; nếu không bạn sẽ phải trả giá đắt hơn