mỗi năm. Yvonne làm việc cho chính cô, nhưng cô hầu như không bao giờ
lỗ nếu cô có thể bán 40 chiếc mỗi năm. Cô chỉ phải mất một khoản chi phí
rất nhỏ và chỉ phải chi một lần khi bắt đầu, vào khoảng 2.000 đôla để mua
giá treo và các vật dụng trưng bày nếu mua mới và sẽ rẻ hơn rất nhiều nếu
mua lại.
Nếu bạn là người muốn sở hữu một cửa hàng thời trang phụ nữ, hãy chú ý
nhé. Đối lập với câu chuyện khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng của Yvonne,
Ann Hunter cùng với bạn là Lucy Stella quản lý cửa hàng Lucy Ann hơn 18
năm ở Asheville, phía Bắc Carolina, cảnh báo rằng mở một cửa hàng thời
trang cao cấp ngày nay phải mất đến 100.000 đôla cho chi phí xây dựng,
mua hàng và quảng cáo ban đầu. Hai cô cho biết: “Tiếp theo là tiền thuê
nhà hàng tháng, chi phí đi lại lấy hàng và các chi phí kinh doanh khác”.
Không chỉ có vậy, bạn còn phải đưa ra các quyết định mua sắm; bạn không
ở New York để chọn ra các bộ sưu tập của nhà thiết kế đưa về cửa hàng của
bạn. Bạn có thể cần chi tiền để làm điều đó. Và sau đó làm gì nếu cửa hàng
của bạn chưa hoạt động tốt? Bạn sẽ làm gì với số hàng tồn kho không bán
được? Chúng ta thấy tiếc cho những doanh nhân khởi đầu với tiếng vang
lớn nhưng phải đóng cửa sau vài tháng vì không thể phát triển được. Tôi
không muốn làm nản lòng bạn - tôi chỉ muốn cảnh báo và khuyên bạn nên
so sánh giấc mơ mở cửa hàng thời trang với bán đồ thời trang tại nhà.
Mô hình “trình diễn sản phẩm” không giúp bạn thoát khỏi rủi ro, trừ khi
bạn là công ty mẹ (mặc dù thế, nó cũng có rủi ro như bao công việc kinh
doanh khác). Thực tế, nếu bạn không bán các loại hàng hóa cao cấp nhất,
bạn sẽ không làm ra được nhiều tiền. Lấy ví dụ về quần áo trẻ em bán
thông qua mô hình này. Tôi biết một phụ nữ chỉ thu được 800 đôla mỗi
năm; động cơ của cô thực chất chỉ để được giảm giá quần áo cho bọn trẻ.
Những suy nghĩ về nhượng quyền thương mại và bán hàng đa cấp
Nếu bạn là người có óc kinh doanh và có tính độc lập cao, bạn nên xem xét
nhượng quyền thương mại và bán hàng đa cấp có thực sự phù hợp với bạn