Hi vọng vào những điều tốt đẹp, dự liệu những tình huống xấu
Khi bạn nghe hay đọc ở đâu đó về những mối quan hệ cộng tác không
thành công, bạn đã nghe về những cộng sự tiếc nuối rằng họ đã không làm
được nhiều hơn là tiếc nuối về những việc họ đã làm. Hóa ra, để nuôi
dưỡng được một mối quan hệ cộng tác thành công, người ta phải có sự nỗ
lực từng bước. Bạn có thể đúc kết bài học lớn nhất từ những mối quan hệ
cộng tác thất bại như thế này: Bạn phải tự chuẩn bị cho chính mình để có
thể đạt được mối quan hệ cộng tác thành công. Nếu bạn là nhà hoạch định
kế hoạch thì đây là một lợi thế của bạn. Nếu không phải thì bạn phải tự
mình hoạch định kế hoạch, hay một cách thay thế khác là bạn tìm lấy
những nhà tư vấn sẽ cộng tác với bạn sau này. Nhà chuyên gia hòa giải và
tư vấn cho các mối quan hệ cộng tác David Gage cho rằng những người
cộng sự tiềm năng đang dành thời gian để thiết kế dự án phòng tránh mâu
thuẫn mang tên “Bản điều khoản công ty hợp danh” (xem thêm ở Phụ lục
I). Gage đã viết một cuốn sách cùng tên mà tôi có ấn tượng rất tốt.
Quyết định nhận thêm một cộng sự là việc đơn giản. Kế hoạch làm cho
điều đó hợp thức hóa bắt đầu phức tạp hơn nhưng việc thực hiện kế hoạch
đó là khó khăn hơn cả. Nói suông với chính mình về việc tìm kiếm thêm
những người cộng sự không giúp bạn (1) tìm được đúng cộng sự (hoặc
đúng công ty) bạn cần; (2) xác định được mối quan hệ sở hữu, kiểm soát
tương ứng và các quyền hợp pháp khác; (3) xác định được vai trò và trách
nhiệm tương ứng hàng ngày; hay (4) chắc chắn về mối quan hệ hài hòa với
những cộng sự của bạn hiện tại và trong tương lai. Thậm chí những dự định
tốt nhất, những mối quan hệ tốt nhất cũng không bảo vệ bạn tránh khỏi
nguy cơ về sự xuống dốc của mối quan hệ cộng tác. Tất cả những khả năng
phán đoán chung chung trên thế giới này đều không thể giúp bạn tránh
được những xung đột cảm tính.
Mặc dù điều này nghe có vẻ hoài nghi nhưng một trong những cách tốt nhất
để chuẩn bị cho bạn và cộng sự của bạn có thể làm việc cùng nhau là thảo