phép nói chuyện trực tiếp với nhau. Có phải là điều điên rồ quá không? Có
thể là một chút.
Khi mọi việc trở nên tồi tệ, chúng sẽ trở nên lộn xộn. Cho dù bạn đã cố hạn
chế khi thực hiện hợp đồng, thì vẫn không thể tránh khỏi những lộn xộn đó.
Việc chia tách với những cộng sự nhiều khi là điều không tránh khỏi, thậm
chí ngay cả khi các cộng sự thực sự không muốn chia tách và mong muốn
mọi việc được giải quyết ổn thỏa. Liệu việc phòng tránh xung đột có phải là
một giải pháp tốt hơn về lâu dài? Tôi muốn trả lời cho bạn thật to rằng: Tất
nhiên là có rồi!.
Các hình thức giải quyết xung đột chính thức
Mặc cho những nỗ lực hết sức của bạn mà bạn và cộng sự vẫn muốn nhờ
đến sự giúp đỡ từ bên ngoài để thực hiện các bước tiếp theo, thì bạn thực sự
nên tìm đến người trung gian hòa giải hơn là thuê luật sư hay trọng tài. Mục
đích của người trung gian là thúc đẩy sự trao đổi và hợp tác giữa các bên để
tìm ra cho họ cách giải quyết những xung đột tốt nhất. Người trung gian
đóng vai trò trung lập và là người giúp đỡ các bên trong việc thương lượng
giải quyết vấn đề. Cụ thể, người trung gian sẽ gặp gỡ và nói chuyện với cả
hai bên và riêng từng bên cho đến khi họ đi đến giải pháp thống nhất. Vì họ
có thể gặp riêng và nói chuyện kín với từng bên nên họ có thể hiểu những
vấn đề ẩn giấu bên trong — những nguyên nhân phá hoại sự đồng lòng của
các bạn.
Những giải pháp nhờ đến trung gian thường ít tốn kém hơn so với việc thuê
luật sư hay trọng tài. Quá trình hòa giải là tự nguyện và các bên có thể dừng
lại bất cứ lúc nào, nếu họ đạt đến một sự nhất trí và việc ký vào kết quả hòa
giải có giá trị ràng buộc các bên. Vì việc giải quyết thông qua trung gian là
do sự nhất trí và được tiến hành do ý chí của cả hai bên nên họ sẽ ít phải
tranh cãi hơn so với việc sử dụng trọng tài hay luật sư.