PHỤ NỮ THÔNG MINH KHỞI NGHIỆP - Trang 70

đã đạt được những thay đổi nhất định nhưng Ravi không muốn thế. Và khi
một trong hai người không còn quá nhiệt tình với công việc quản lý thì quy
mô công ty cũng dần thu hẹp lại. Vài năm sau, họ quyết định nhượng lại
công ty cho một nhân viên của mình, người đã giúp họ lập nên bộ phận lao
động trông trẻ. Thương vụ này mang lại cho họ một khoản lợi nhỏ so với số
tiền ban đầu bỏ ra.

Madelyn chia sẻ cho chúng ta biết một số điểm mấu chốt khi mua lại một
công ty:

• Hãy đặt ra các tiêu chuẩn trước, sau đó tìm kiếm một công ty thỏa mãn
được các tiêu chuẩn đó.

• Hãy lựa chọn một công ty mà hoạt động của nó phụ thuộc nhiều vào chủ
sở hữu đương nhiệm. Nếu không, bạn sẽ phải thuê ai đó về điều hành công
ty. Khi đó, hãy chắc chắn rằng thu nhập của công ty sẽ đủ cả cho bạn và vị
giám đốc đó.

• Xét xem công ty đó đang ở trong giai đoạn nào: phát triển, ổn định hay đi
xuống, và phân tích rõ lý do tại sao. Bạn có thể sẽ đạt được một thương vụ
tốt nếu sự “tụt dốc” của công ty là do các yếu tố bên ngoài như việc chủ sở
hữu ly dị, bị bệnh, muốn nghỉ hưu… Tuy nhiên, đừng chọn mua một công
ty đã xuống thấp tới mức bạn không thể vực nó dậy được nữa.

Bạn phù hợp với loại hình công ty nào?

Khi bạn bắt đầu bước vào giai đoạn tìm kiếm, hãy nghĩ ra cách thu hẹp
phạm vi tìm kiếm của mình để tránh việc mù quáng theo đuổi mọi “cơ hội”
trước mắt. Tất nhiên, bạn có thể thay đổi lựa chọn của mình sau này, nhưng
tốt nhất hãy chỉ rõ loại hình công ty mà bạn yêu thích nhất ngay từ bây giờ.
Hầu hết lĩnh vực hoạt động của các công ty nhỏ đều rơi vào một trong
những loại hình được nêu trong danh sách dưới đây. Và cũng nên nhớ rằng
bạn luôn có thể tìm được một công ty phù hợp với mình trong mọi loại hình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.