PHỤ NỮ THÔNG MINH KHỞI NGHIỆP - Trang 94

nghiên cứu, so sánh sự cạnh tranh trên thị trường, cũng như phân tích kỹ
lưỡng khả năng tài chính của công ty đó và của chính bạn.

BƯỚC 10: SOẠN NHÁP MỘT KẾ HOẠCH KINH DOANH

Nếu bạn nghiêm túc với cơ hội mình đang có và sẵn sàng cho việc đàm
phán ký kết hợp đồng chuyển nhượng thì bạn nên soạn nháp một kế hoạch
kinh doanh như thể bạn đã là chủ sở hữu công ty rồi. Phụ lục A trình bày
một kế hoạch kinh doanh mẫu và Phụ lục B cung cấp những nét chính trong
một kế hoạch kinh doanh. Hãy bảo đảm kế hoạch kinh doanh của bạn có
thể giải đáp bất kỳ câu hỏi nào của các tổ chức cấp tín dụng như: Bạn sẽ
điều hành nó như thế nào? Bạn sẽ thay đổi những gì? Cơ hội phát triển nằm
ở đâu? Môi trường cạnh tranh ra sao? Tại sao bạn là người phù hợp trong
việc sở hữu và điều hành công ty này?

BƯỚC 11: TÌM KIẾM NGUỒN CUNG CẤP TÍN DỤNG

Bạn nên xây dựng quan hệ với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng càng
sớm càng tốt. Hãy thử thảo luận với họ về những điều khoản mua bán để
xem yêu cầu của họ là gì rồi so sánh, chọn ra nguồn vốn tối ưu nhất. Nếu
bạn có thể tự tin rằng bạn có khả năng huy động nguồn vốn từ bên ngoài
cho thương vụ chuyển nhượng thì bạn sẽ có được rất nhiều lợi thế trong
quá trình đàm phán mua công ty. Hãy suy nghĩ về cách phân chia số tiền
phải thanh toán thành các khoản: số tiền tự bỏ ra để trả ngay, tín dụng bên
bán và tín dụng ngân hàng. (Trước khi đến với bước này, bạn nên thanh
toán hết mọi khoản nợ, khoản thuế cá nhân để có một lý lịch tín dụng tốt.)
Xem thêm Chương 9 để có được những lời khuyên bổ ích về cách thức huy
động vốn khi mua lại công ty.

BƯỚC 12: BẮT ĐẦU QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ VỚI TRÁCH NHIỆM
CAO NHẤT

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.