PHỤ NỮ THÔNG MINH KHÔNG Ở GÓC VĂN PHÒNG - Trang 138

biết chắc chắn Giám đốc đã nhận được thông tin chưa, tôi rất
sẵn lòng làm vậy.”

Câu trả lời của chị rất khôn ngoan vì nhiều lí do. Trước hết,

người phụ nữ này đã không vướng vào chiếc bẫy phải nói lời xin lỗi.
Câu trả lời khiến chị mạnh mẽ hơn và không tạo cảm giác chị là một
đứa trẻ nhỏ đang bị mắng mỏ. Sau nữa là liệu có Giám đốc nào
muốn nhân viên liên tục chạy vào phòng làm việc của mình để
nhắc nhở và biết chắc chắn ông ta đã nhận được tất cả thư điện
tử? Kết quả là, chị đã buộc Giám đốc phải có bổn phận đọc tất cả
thư được gửi đến.

Gợi ý

1. Bắt đầu đếm số lần bạn xin lỗi không cần thiết. Hãy biết

tự ý thức giảm bớt con số này bằng cách tiết kiệm lời xin lỗi
cho những lỗi lầm lớn (và sẽ không có nhiều lỗi lầm như vậy.)

2. Nếu bạn mắc một sai lầm cần xin lỗi, bạn chỉ nên xin lỗi một

lần và tìm cách giải quyết vấn đề.

3. Chuyển xu hướng nói xin lỗi sang xu hướng nhận xét khách quan

về những việc chưa được làm đúng và tìm cách giải quyết vấn
đề.

4. Kết hợp những gợi ý trên với câu nói không mang tính xin lỗi

như: “Dựa trên những thông tin được cung cấp, tôi không cho
rằng, anh/chị đã kì vọng vào điều đó. Hãy nói cho tôi biết suy
nghĩ của anh/chị và tôi sẽ xem xét lại mọi việc.”

5. Tránh sử dụng lời xin lỗi để làm giảm vị thế của bạn. Luôn bắt

đầu từ một vị trí bình đẳng – cho dù người ngồi đối diện bạn
giữ chức vụ gì đi nữa. Có thể người đó có chức vụ cao hơn bạn
nhưng điều đó không thể khiến họ giỏi hơn bạn được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.