C
giữa những món đồ hoặc là khi bạn đã có ví tiền trong tay. Những bí quyết sau sẽ giúp bạn
chống lại được những cám dỗ trong cuộc mua sắm sắp tới.
BÍ QUYẾT HÀNH ĐỘNG
Lên danh sách những thứ cần mua trước khi đi mua sắm. Tiến sĩ Jo Turner,
một giáo sư về kinh tế gia đình và người tiêu dùng đã chỉ ra rằng chỉ có 30% những thứ
chúng ta mua về là cần thiết, trong khi hơn một nửa số còn lại là do kết quả của sự bốc
đồng. Có một danh sách những thứ cần mua trong tay sẽ giúp bạn tập trung hơn vào
những thứ mà bạn thật sự cần mua và tránh rinh về những thứ hấp dẫn khác xuất hiện
trước mắt bạn.
Tạo thói quen cân nhắc về tất cả những sản phẩm trị giá trên 250 đô la. Một
lần nữa, đừng ngăn cản bản thân sử dụng quyền suy nghĩ kỹ lưỡng về việc mua sách, mà
hãy suy xét nó cẩn thận. Sản phẩm có giá trị càng lớn thì bạn càng nên suy nghĩ lâu.
Dùng thời gian đó để tự hỏi tại sao sản phẩm đó lại quan trọng đối với bạn, liệu bạn đã
có được mức giá tốt nhất chưa và đó là thứ bạn cần hay chỉ là thứ bạn muốn?
Chỉ giữ lại những cuốn catalogue mà bạn thực sự cần. Hãy ném đi những cuốn
khác. Tin tôi đi, bạn sẽ chẳng bao giờ nhớ tới chúng đâu.
Sai lầm 24:
Những cuộc mua sắm vì cảm giác ăn năn
ả
nh tượng này có quen thuộc với bạn không? Người bạn thân nhất tặng bạn một chiếc
lọ hoa thủ công đắt tiền nhân dịp Giáng sinh năm ngoái. Bạn nghĩ rằng mình chỉ
mua các món quà với giá 50 đô la trở xuống, vì thế bạn tặng lại bạn mình một chiếc
áo len giảm giá tại cửa hàng Ann Taylor với giá thậm chí thấp hơn cả giới hạn bạn đặt ra.
Sau khi bạn mở món quà, bạn rất bối rối khi nhận thấy sự khác biệt lớn về giá trị giữa
chúng, vì thế bạn quyết định sẽ bù lại khi đến sinh nhật của cô ấy.
Sự ăn năn! Nó khiến chúng ta làm những thứ mà chúng ta không thường làm và mua
những thứ mà chúng ta chắc chắn không có khả năng chi trả. Từ việc muốn những đứa trẻ
có thể theo kịp bạn bè của chúng đến việc đáp ứng nhu cầu của chồng là theo kịp hàng xóm,
sự ăn năn về việc không làm được nhiều thứ như những người khác mong đợi càng khiến
chúng ta chi tiêu nhiều hơn là chúng ta nên làm. Điều quan trọng cần ghi nhớ về sự ăn
năn: nó là sự ép buộc bản thân. Chắc chắn có những người có thể cố gắng làm cho chúng ta
cảm thấy tội lỗi (“nhưng hỡi tất cả các bà mẹ tặng cho con mình chiếc xe Mercedes cho
sinh nhật lần thứ 16 của chúng, tôi tình nguyện là đứa con duy nhất không cần món quà
đó”), nhưng việc chấp nhận hay từ bỏ điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của
bạn.
Việc xem xét xem sự ăn năn của bạn bắt nguồn từ đâu là rất quan trọng. Bạn có muốn