PHÙ THỦY SÀN CHỨNG KHOÁN - Trang 231

mua của ông, ông ít nhất cũng kiếm được lợi nhuận vì thu phí bán quyền
chọn, và nếu nó xuống đến điểm mua thì giá bán quyền chọn cũng giúp ông
giảm bớt phần nào chi phí mua.

Okumus rất kỷ luật và kiên nhẫn. Nếu có rất ít cổ phiếu đáp ứng các điều
kiện chọn lọc kỹ càng của mình, ông sẽ chờ đợi cho đến khi có cơ hội phát
sinh. Ví dụ, vào cuối quý II năm 1999, Okumus mới chỉ đầu tư 13%, bởi,
như ông nói vào lúc đó, “Không có giá rẻ. Tôi không muốn mạo hiểm tiền
của mình cho đến khi tôi thấy những cổ phiếu rất rẻ.”

***

CẬP NHẬT VỀ AHMET OKUMUS

Okumus đã xoay xở để tiếp tục tăng trưởng trong hai năm đầu tiên của thị
trường giá xuống, trong đó quỹ chính của ông ghi nhận mức tăng ấn tượng
49% trong năm 2000 và 31% vào năm 2001. Tuy nhiên vào năm 2002,
Okumus đã vấp phải một cú sốc. Quỹ Okumus đã kết thúc tháng Chín ở
mức điểm thấp trong một đợt sụt giảm và giảm hơn 40 điểm so với năm
trước − mức giảm phần trăm tương tự như chỉ số Nasdaq bị phá hủy và tổn
thất lớn hơn đáng kể so với mức sụt giảm 29% của S&P 500. Ngay cả với
khoản lỗ khổng lồ này, Okumus vẫn dẫn trước các chỉ số xét về mặt tích
lũy: từ khi bắt đầu (tháng Tám năm 1997), quỹ của ông tăng 218% so với
mức sụt giảm 14% ở S&P 500 và 26% ở Nasdaq.

Tổn thất lớn của Okumus năm 2002 xuất phát từ hai nguyên nhân. Trước
tiên, ông chuyển sang vị thế mua vì những lý do được bàn đến trong cuộc
phỏng vấn dưới đây và gia tăng rủi ro mua ròng trên 100% tại thời điểm khi
thị trường chứng khoán tiếp tục tăng. Thứ hai, phân tích của ông cho thấy
rằng giá rẻ tốt nhất là trong lĩnh vực công nghệ, nơi Okumus tập trung cổ
phần của mình, và ngành này đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt suy
giảm năm 2002. Vào thời điểm cuộc phỏng vấn tiếp theo được tiến hành
(tháng Tám năm 2002), Okumus giảm 21% so với khoảng thời gian từ đầu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.