PHÙ THỦY SÀN CHỨNG KHOÁN - Trang 232

năm đến lúc đó – một khoản lỗ gần gấp đôi vào cuối tháng sau đó (thời
điểm viết phần này).

Okumus mua cổ phiếu mà ông cho là bị đánh giá thấp rất sâu. Miễn là các
nguyên tắc cơ bản không thay đổi, ông sẽ nắm giữ các vị thế này bất kể giá
giảm nhiều như thế nào. Cách tiếp cận này vừa là lý do tại sao ông phải trải
qua những đợt rút vốn lớn theo định kỳ cũng như lý do tại sao những đợt
hồi phục khổng lồ thường theo sau những đợt suy giảm này. Kể từ khi
thành lập vào năm 1997, quỹ Okumus đã trải qua ba lần rút vốn: hai lần
20% và một lần là 53%. Trong cả ba trường hợp, quỹ này đã phục hồi lên
mức cao mới trong vòng hai tháng sau khi kết thúc đợt sụt giảm. Liệu
Okumus lặp lại sự hồi phục nhanh chóng và rất lớn này lần thứ tư không?
Câu trả lời sẽ được biết đến vào thời điểm cuốn sách này được in, nhưng tôi
sẽ không đặt cược chống lại ông. [Nói thêm: Vào thời điểm những trang
này được biên tập, tức là một tháng sau, Okumus đã hồi phục được tổn thất
của cả năm].

Theo tôi, gần đây ông đã chuyển sang mua ròng nhiều nhất so với
trước kia. Có đúng vậy không?

Đúng vậy, chúng tôi chủ yếu mua ròng kể từ mùa hè năm 1998.

Động lực của ông là gì?

Định giá rẻ và nội bộ mua vào. Trong công nghệ, chúng tôi đang nhìn thấy
số lượng mua nội bộ lớn nhất trong 13 năm. Ví dụ, ở Sun Microsystems,
người trong nội bộ là người bán trong 10 năm. Họ đã ngừng bán hai quý
trước và mua lại một số cổ phiếu trong quý trước. Chỉ ngày hôm qua, có
một mục tin cho hay giám đốc công nghệ của công ty này đã mua một triệu
cổ phiếu!

Ông đã thay đổi phương pháp của mình trong suốt thời kỳ thị trường
giá xuống?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.