PHÙ THỦY SÀN CHỨNG KHOÁN - Trang 438

▶ Như các ví dụ trên đã nêu rõ, chỉ cần một sai lầm tệ hại cũng có thể làm
sập một tài khoản ở phía bán khống. Xuất phát từ mức rủi ro vô giới hạn về
mặt lý thuyết của các đoản vị, một nguyên tắc thiết yếu được đặt ra cho bán
khống là: Xác định một kế hoạch cụ thể để giới hạn thua lỗ và tuân thủ
nghiêm ngặt kế hoạch đó.

Dưới đây là một số phương pháp kiểm soát rủi ro cho các đoản vị được các
nhà giao dịch trong cuốn sách nêu ra:

▶ Một đoản vị được thanh lý khi nó đạt tới ngưỡng lỗ tối đa đã được xác
định trước, dù rằng phân tích thị trường giá xuống của nhà giao dịch hoàn
toàn vẫn giữ nguyên. Như Watson nói: “Tôi sẽ mua bù vị thế dù tôi tin rằng
công ty đó rốt cuộc sẽ phá sản…. Tôi sẽ không để 1% bán khống trong
danh mục biến thành mức thua lỗ 5% đâu.”

▶ Một đoản vị được giới hạn ở tỷ lệ tối đa cụ thể trong danh mục đầu tư.
Do đó, khi giá của một đoản vị gia tăng, quy mô vị thế sẽ phải giảm xuống
để giữ tỷ lệ phần trăm của nó trong danh mục đầu tư không tăng lên.

▶ Nên coi các đoản vị là các giao dịch ngắn hạn, thường được gắn với một
chất xúc tác cụ thể, chẳng hạn như một báo cáo doanh thu. Dù thắng hay
thua, giao dịch này phải được thanh lý trong vài tuần, thậm chí vài ngày.

60. Xác định các ứng viên bán khống (hoặc các cổ phiếu nên tránh đối
với các nhà giao dịch thuần trường vị)

Galante, nhà giao dịch chỉ thuần bán khống, để ý những dấu hiệu cảnh báo
sau đây khi tìm kiếm các cổ phiếu bán khống tiềm năng:

▶ Các khoản phải thu cao (các hóa đơn hàng hóa và dịch vụ tồn đọng)

▶ Thay đổi về nhân sự kế toán

▶ Tỷ lệ thay đổi nhân sự giám đốc tài chính cao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.