PHÙ THỦY SÀN CHỨNG KHOÁN - Trang 437

cách nào? Bằng cách thực hiện các giao dịch mua vào với đòn bẩy lớn hơn
(sử dụng giá trị biên tế nếu nhà đầu tư đã đầu tư toàn bộ) – đây là một biện
pháp khả thi mà không làm gia tăng rủi ro vì các đoản vị chính là hàng rào
phòng vệ cho phần còn lại của danh mục đầu tư.

Đến bây giờ, hẳn bạn đọc sẽ hiểu rõ tại sao nhiều nhà giao dịch trong cuốn
sách này lại bổ sung đoản vị cho các trường vị của mình: nó cho phép họ
gia tăng tỷ lệ lợi nhuận trên rủi ro (rủi ro thấp hơn, hoặc lợi nhuận cao hơn,
hoặc kết hợp cả hai).

Nếu bán khống có thể giúp giảm bớt rủi ro cho danh mục đầu tư, vậy thì tại
sao người ta lại thường nhìn nhận nó ở chiều ngược lại, coi nó là một hoạt
động rủi ro cao? Có hai lý do. Thứ nhất, các giao dịch bán khống thường
được đánh giá một cách ấu trĩ là các giao dịch độc lập chứ không được xem
xét trong bối cảnh toàn bộ danh mục đầu tư. Thứ hai, rủi ro thua lô vô giới
hạn của các trường vị có thể dẫn tới những rủi ro vô cùng lớn. Tuy nhiên,
điều may mắn là có thể kiểm soát rủi ro này, và điều này dẫn chúng ta tới
đề tài tiếp theo.

59. Nguyên tắc bắt buộc với bán khống

Tuy bán khống sẽ giúp giảm rủi ro cho danh mục đầu tư, song bất kỳ đoản
vị riêng lẻ nào cũng đứng trước rủi ro thua lỗ vượt quá mức vốn cam kết
ban đầu. Một số ví dụ:

▶ Một đoản vị trị giá 10.000 đô-la tại Amazon vào tháng 6 năm 1998 có
thể để mất 120.000 đô-la trong bảy tháng.

▶ Một đoản vị trị giá 10.000 đô-la tại Ebay vào tháng 10 năm 1998 có thể
thể để mất 230.000 đô-la trong bảy tháng.

▶ Một đoản vị trị giá 10.000 đô-la tại Yahoo! vào tháng Một năm 1997 có
thể để mất 680.000 đô-la trong hai năm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.