vốn là phần bổng lộc mà lãnh chúa được nhận và chính lãnh chúa muốn
được mua lại.
Họ yêu cầu tôi phải chuyển nhượng, nhưng tôi nói không hề biết gì về
chuyện đó. Khuôn viên này xưa kia là của ai, tôi không cần biết. Chỉ có
điều chắc chắn là, tôi mua lại từ Phủ Tōkyō và sẽ chỉ phục tùng theo lệnh
của chính phủ. Nếu họ có yêu cầu gì, xin cứ đi gặp người của chính quyền
mà bàn cãi. Họ cũng không kém phần ngoan cố. Sau đó, còn kéo đến ba,
bốn lần nữa và đòi chia đôi, nhưng tôi vẫn không chịu với lý do: Quyền sở
hữu đất đai không phải là vấn đề có thể đem ra bàn cãi giữa Fukuzawa
Yukichi với lãnh địa Shimabara, nên tôi không thể trả lời được. Mọi việc
xin lên Phủ Tōkyō mà hỏi.
Cứ như thế nhiều lần, dần dần họ không còn đến gây sự nữa và tôi cũng lấy
làm mừng. Bây giờ, nếu đi thăm thú quanh Tōkyō cũng sẽ thấy không đâu
có một khuôn viên đẹp như trường Keiō-gijuku. Tổng diện tích trên thực tế
là 14.000 Tsubo, lại ở nơi cao ráo, bằng phẳng, một bên giáp biển, không bị
vật gì chắn phía trước mặt, không khí trong lành, cảnh trí khoáng đạt. Đó là
tài sản duy nhất mà trường có được. Ví thử bây giờ mà bán đi sẽ thu được
không phải là một trăm lần, mà là một vạn lần số tiền 500 yên mua lúc ban
đầu. Các giáo viên trẻ của trường đùa rằng, nếu trường tham kinh doanh thì
cứ chờ đúng thời điểm là có thể bán với giá gấp một nghìn hay hai nghìn
lần.
Giáo viên tranh cãi về tiền lương
Như tôi đã kể trên, trường mới ở Mita gặp rất nhiều thuận lợi. Tiền quỹ của
nhà trường tất cả là do học sinh đóng học phí hàng tháng, sau đó chia lại
cho giáo viên. Giáo viên trong trường toàn là học sinh cũ được giữ lại, nên
không ai nghĩ sẽ lấy từ quỹ trường quá phần tiền của mình. Thứ nhất,
không bao giờ tôi dùng tiền của trường, thậm chí khi tu bổ, tôi còn bỏ thêm.
Các giáo viên trong trường cũng vậy. Giá như ra ngoài có thể kiếm được
nhiều tiền hơn, nhưng họ đã ở lại trường công tác. Đó cũng giống như việc