Hộp gỗ cứng được xếp những thanh gỗ hình trụ tròn kích thước to nhỏ
khác nhau, nhìn vào giống như một bộ cân với các quả cân.
Thể tích của thanh gỗ hình trụ tròn tăng giảm dần từng bước theo quy
tắc:
(1) Trong hộp gỗ thứ nhất, 10 thanh gỗ có đường kính như nhau nhưng
cao thấp khác nhau, lấy 3/16 inch làm đơn vị để tăng dần, từ 3/16 inch đến
1 7/8 inch không đều nhau.
(2) Trong hộp gỗ thứ hai, 10 thanh gỗ có cùng độ cao nhưng đường kính
thì lần lượt giảm dần, lấy 3/16 inch làm đơn vị giảm dần, kích thước thay
đổi từ 3/16 inch đến 1 7/8 inch.
(3) Trong hộp gỗ thứ ba, 10 thanh gỗ cũng có độ cao và đường kính giảm
dần, sự thay đổi về kích thước của nó tuân theo quy tắc giảm của hai thứ
trước.
Theo quy tắc, mỗi đứa trẻ chỉ được sử dụng mỗi bộ giáo cụ một lần, mặc
dù phần luyện tập này cho phép mỗi lần có ba đứa trẻ cùng tham gia.
Cách sử dụng ba bộ giáo cụ để luyện tập là như nhau: ba hộp gỗ đều đặt
trên chiếc bàn nhỏ, đổ các thanh gỗ hình trụ tròn ra, làm cho lộn xộn không
còn theo thứ tự ban đầu nữa, sau đó yêu cầu trẻ đặt từng thanh về lại vị trí
chính xác ban đầu (yêu cầu cơ bản của bài luyện tập này là chuẩn bị trước ba
chiếc bàn nhỏ để trẻ có thể chọn và di chuyển các thanh gỗ hình trụ đang để
lộn xộn trên đó). Hộp gỗ cứng và các lỗ to nhỏ có vị trí và kích thước tương
ứng với các hình trụ tròn, vì vậy cần phải lắp chuẩn xác, không có nhầm lẫn
thì mới đạt yêu cầu.
Trên thực tế, giả sử một đứa trẻ lần đầu tiên tiến hành luyện tập cùng bộ
giáo cụ đã để xảy ra sai sót, một thanh gỗ hình trụ nào đó vì quá nhỏ bé mà
bị bỏ sót không lắp vào đúng lỗ của nó, đến khi việc sắp xếp các thanh gỗ
gần hoàn thành thì trẻ phát hiện ra là bị thừa một thanh và rắc rối là thanh gỗ
có kích thước quá to mà lỗ thì quá nhỏ nên không lắp vào được. Hiện tượng
lắp sai vị trí này rất dễ được phát hiện, vì vậy nó có thể hạn chế rất tốt việc
để xảy ra lỗi. Nó đòi hỏi trẻ em khi sắp xếp các thanh gỗ phải cẩn thận tỉ mỉ,