xếp lại những miếng gỗ theo cấp độ đậm nhạt của màu, cho đến khi có thể
xếp chính xác theo thứ tự 7 cấp độ màu.
Nội dung luyện tập tiếp theo là nhận biết các cấp độ màu của hai màu
khác nhau. Ví dụ màu đỏ và màu xanh. Tách riêng hai tông màu, lấy ở mỗi
màu một vài miếng màu, xáo trộn thứ tự, sau đó lần lượt xếp ra trước mắt
trẻ. Đầu tiên, trẻ cần phải nhận ra sự khác nhau về màu sắc của hai loại, sau
đó xếp sắp thứ tự theo sự cảm nhận của mình. Tiếp đó có thể cho trẻ tiếp tục
luyện tập phân biệt những miếng màu có tông màu gần giống nhau, như màu
xanh và màu tím, màu vàng và màu cam...
Tôi đã từng trông thấy trò chơi dưới đây trong một vườn trẻ, trẻ em ở đó
đã hoàn thành nhiệm vụ với tốc độ xuất sắc ngoài dự đoán của tôi.Một nhóm
trẻ ngồi xung quanh bốn phía một cái bàn, căn cứ theo số trẻ mà giáo viên
hướng dẫn xếp số lượng giáo cụ lên mặt bàn, giáo cụ là mấy bộ màu sắc
biến đổi theo các cấp độ, giả sử bày ra 3 bộ. Giáo viên yêu cầu mỗi đứa trẻ
phải quan sát thật kĩ màu đang cầm trong tay hoặc là tự chọn cho mình một
bộ màu, sau đó giáo viên sẽ làm lộn xộn thứ tự của tất cả các bảng màu đó.
Mỗi đứa trẻ tham gia bài tập này đều nhanh chóng lần lượt tìm ra được các
miếng màu tương đồng với bảng màu mà nó đang nắm trong tay. Trẻ còn có
thể căn cứ vào độ đậm nhạt của các miếng màu để xếp chồng các miếng
màu lên nhau, màu sắc từ đậm đến nhạt, nhìn vào giống như bảy sắc cầu
vồng vậy.
Khi tham quan một “ngôi nhà trẻ thơ” khác, tôi nhìn thấy trẻ em ở đây úp
ngược một cái hòm lên trên bàn, đổ toàn bộ 63 loại màu bên trong ra, làm
xáo trộn thứ tự ban đầu của chúng. Chẳng bao lâu sau, chúng lại xếp lại theo
cấp độ màu từ đậm đến nhạt dần. Công trình sắp xếp màu sắc trên bàn được
chúng sắp xếp theo thứ tự từ màu sáng tới màu sẫm, trông như một tấm
thảm dệt tuyệt đẹp.
Trẻ em có thể học được kĩ năng này trong thời gian rất ngắn, tốc độ nhanh
đến mức khiến người lớn phải kinh ngạc. Như vậy, trẻ em 3 tuổi đã có thể
nhận biết được các sắc độ màu khác nhau.