phòng sẽ có chút lộn xộn, có thể thấy rằng, cho dù là đứa trẻ nhỏ tuổi nhất
cũng có thể nhận ra được điều này. Trước 3 tuổi, trẻ đã có thể làm được công
việc ở mức yêu cầu cao nhất, tức là sắp xếp đồ dùng trong nhà và bày biện
theo thứ tự và chính thực tế này mới đòi hỏi cơ thể phải hoạt động nhiều
hơn.
ÂM THANH
Tuy rằng cần phải có sự hướng dẫn của giáo viên, nhưng rất nhiều sự việc
không giống nhau cũng đang “mời gọi” những đứa trẻ không cùng độ tuổi.
Trên thực tế, vẻ đẹp của độ sáng, màu sắc và đồ trang sức long lanh đều
không thể sánh được với “âm thanh” về độ thu hút sự chú ý của trẻ em và cổ
vũ chúng thực hiện hành động. Những đồ vật này có được “bí quyết mời
gọi” mà thậm chí ngay cả giáo viên cũng không thể có được. Chúng sẽ nói:
“Hãy bế tôi đi, đừng làm tôi bị đau, cho tôi về chỗ ngồi của tôi.” Hơn nữa,
hành vi trả lời cho thỉnh cầu này lại mang đến cho trẻ cảm giác rất hài lòng,
không chỉ như vậy, nó còn kích thích tiềm lực trong trẻ em để thực hiện
nhiệm vụ khó khăn nặng nề là khai phá, mở mang trí tuệ. Thường xuyên có
rất nhiều “tiếng nói” đang vẫy gọi trẻ em, hoặc là đưa ra mệnh lệnh tương
đối phức tạp cho trẻ em. Công việc hơi quan trọng một chút thì sẽ yêu cầu
sự phối hợp làm việc của một nhóm trẻ có tổ chức, chứ không phải là hoàn
thành một cách cá nhân; yêu cầu như thế này cần phải có thời gian dài chuẩn
bị và luyện tập, ví dụ như công việc bố trí xếp sắp bàn học, chuẩn bị bữa ăn
tối và dọn rửa đồ dùng nhà bếp...
TÀI NĂNG
Mong muốn đánh giá khả năng làm việc của trẻ căn cứ theo độ tuổi trước
khi tiến hành những thực nghiệm trên, hoặc loại bỏ một phần nhiệm vụ phối
hợp hỗ trợ nào đó không cần thiết trong số những nhu cầu của công việc cần
hoàn thành trên sàn nhà, đều là những cách nghĩ sai lầm. Giáo viên cần phải
luôn duy trì trạng thái tinh thần cởi mở, thân thiện, tuyệt đối không được
làm cho trẻ em vì thiếu tự tin mà nhụt chí. Dù cho là trẻ em ở độ tuổi nhỏ
nhất cùng cần phải thực hiện ngay một việc gì đó, thậm chí còn gấp gáp hơn