7.4. Lập bản đồ tư duy
Đây là phương hướng sử dụng “cả bộ não” để tóm tắt môn học vào
một trang sách. Bằng việc sử dụng những hình ảnh trực quan và những
hình vẽ đồ thị, lập biểu đồ tư duy sẽ lập cho bạn ấn tượng sâu sắc hơn.
Phương pháp ghi chép này đã được Tony Buzan phát triển vào đầu
thập kỷ 70 thế kỷ 20, dựa trên những nghiên cứu đã đưa ra ở trên và quy
trình họat động của bộ não. Bộ não của con người thường nhớ lại thông tin
dưới dạng tranh vẽ, biểu tượng, âm thanh, hình dạng và cảm giác. Bản đồ
tư duy sử dụng những hình ảnh trực quan và cảm giác để gợi nhắc dưới
hình thức kết nối ý tưởng. Nó là kim chỉ nam cho việc nghiên cứu, tổ chức
và lập kế họach. Phương pháp ghi chép này dễ dàng hơn các phương pháp
ghi chép truyền thống, bởi vì nó đã tác động đến cả hai bán cầu não của
chúng ta. Nó cũng là một phương pháp thoải mái, vui vẻ và sáng tạo. Trí óc
của bạn sẽ không bao giờ phải do dự trước suy nghĩ phải xem xét lại những
ghi chép khi nó ở dạng bản đồ tư duy.
Lập bản đồ tư duy là phương pháp vận dụng “cả bộ não”, đồng thời sử
dụng những hình ảnh trực quan và những hình vẽ đồ thị để gây ấn tượng.
Bạn hãy dành một chút thời gian để mắt nhìn ở khổ giấy A4, nhắm mắt vào
để vẽ một quả táo vào trang đó.
Bạn sẽ vẽ quả táo vào vị trí nào trên trang giấy? Vào góc phải phía trên,
góc trái phía dưới, hay ở giữa? Bức tranh của bạn sẽ được tô màu hay chỉ
đơn giản là đen trắng?
Hầu hết mọi người sẽ vẽ ở giữa trang giấy và tô màu. Đó chính là
phương pháp bộ não lưu giữ thông tin. Một cách tự nhiên, những ghi chép
tốt nhất sẽ phù hợp với bộ não hơn là đi ngược với nó.