6.1. Chọn phương thức học: nhìn, nghe,
hay động lực?
Có bao giờ bạn thấy mình nói những câu đại loại như: “Điều đó có vẻ
hợp với tôi” hoặc “Tôi đã hình dung được rồi” hay: “Điều đó nghe hợp với
tôi”, “Điều này đã đánh thức tôi” chưa? Những cách thể hiện như thế có thể
là khởi nguồn cho một phương thức học tập mà bạn ưa thích.
Nếu bạn không thể nhìn hoặc nghe, hoặc không thể cảm nhận được kết
cấu, hình thù, nhiệt độ, trọng lượng hay những họat động kháng cự khác
trong môi trường, bạn sẽ không thể có một phương pháp học theo đúng
nghĩa của nó. Hầu hết chúng ta học tập bằng nhiều cách, nhưng chúng ta
thường chỉ thích một phương thức hơn phương thức khác. Nhiều người
không thể nhận biết được rằng, họ đang học theo một phương thức, bởi vì
không có yếu tố bên ngoài nào chỉ cho họ biết họ khác với những người
khác. Hiểu được sự khác nhau này giúp ta giải thích được tại sao có người
lại chậm hiểu và giao tiếp khó khăn trong khi có người lại thấy dễ dàng, và
tại sao chúng ta lại xử lý một tình huống dễ dàng hơn những người khác.
Làm thế nào để bạn khám phá được phương thức học ưa thích của bản thân
mình?
Một cách đơn giản nhất để nhận biết được phương thức yêu thích của
bạn là nghe những manh mối trong lời nói của bạn, như những cách thể
hiện đã nêu ở trên. Cách khác là ghi nhận những cử chỉ của bạn khi tham
gia một buổi hội nghị chuyên đề hay hội thảo. Bạn nhận được thông tin
nhiều hơn từ việc đọc bản thông báo hay từ nghe người giới thiệu chương
trình? Những người theo phương thức nghe thích nghe hơn là đọc tài liệu
và đôi khi họ mất tập trung vì cố gắng nghe ghi chép một vấn đề trong buổi
giới thiệu ghi trên bảng. Họ cũng là những người ghi chép tuyệt vời. Những