Hệ cột sống : xác định về dấu hiệu vận động.
Lớp cơ đệm : xác định về tình trạng lớp cơ co .
Lớp cơ lan toả : xác định về hiện tượng sơ co mất thăng bằng
PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG :
Chuẩn bị :người bệnh để hở lưng .
Tư thế người bệnh :Tuỳ yêu cầu cần xác định để đứng, ngồi.
Thao tác theo thể người bệnh : cúi, ngữa , nghiêng .
Hướng người bệnh ngồi cúi cong lưng :
Xác định đốt sống từ D1 đến xương cụt, có hình thái hướng ra trước (lõm đơn hoặc lõm
liên), và sự chuyển động của đốt sống bị hạn chế, sử dụng thủ thuật vuốt, vê.
Xác định lớp cơ đệm trên đầu cột sống biến đổi, xử dụng thủ thuật vuốt, vê.
Xác định lớp cơ lan toả bị co cọm sơ sợi hoặc teo nhược tương ứng với đốt sống biến đổi
khu trú ở hai bên cơ lưng từ vai cho đến hết vùng hông, bằng thủ thuật vuốt, ấn, vê.
Hướng người bệnh ngồi ngữa người :
Xác định đốt sống từ D1 đến xương cụt có hình thái hướng ra sau(lồi đơn, hoặc lồi liên) và
sự chuyển động của đốt sống đó bị hạn chế, xử dụng thủ thuật ấn, vuốt, vê.
Xác định lớp cơ đệm ở trên đầu gai sống bị biển đổi bằng thủ thuật vuốt, ấn, vê.
Xác định lớp cơ lan toả bị co cọm, sơ sợi bị teo nhược, tương ứng với đốt sống biến đổi
khu trú từ hai cơ vai, 2 bên cơ lưng xuống tận vùng mông, bằng thủ thuật vuốt, ấn , vê.
Hướng người bệnh ngồi nghiêng người :
Xác định cột sống từ D1 đến cụt có hình thái hướng sang phải hoặc trái (lệch đơn hay liên
lệch) và sự chuyển động của đốt sống đó bị hạn chế bằng thủ thuật vuốt, ấn, vê.
Xác định lớp cơ lan toả bị co cọm, sơ sợi hoặc teo nhược biểu hiện lên từ cơ vai trở xuống
đến vùng mông tương ứng với đốt sống biến đổi, bằng thủ thuật vuốt, ấn, vê.
CÁC PHƯƠNG THỨC TRỊ BỆNH .
1. PHƯƠNG THỨC NÉN
******
Có tất cả 4 bài :
bài 1 : phương thức nén kéo
bài 2 : phương thức nén nâng .
bài 3 : phương thức nén vít
bài 4 : phương thức nén tĩnh
=====
Mục đích của phương thức nén là tạo cho các đốt sống bệnh lý bị dính cứng, chuyển động
được. Phương thức nầy không dựa vào khả năng tự điều chỉnh của cơ th ể mà tuỳ thuộc vào
sự khéo léo của Chuyên- gia- cột- sống.Tuỳ thuộc vào các trọng điểm khu trú ở các vùng mà
áp dụng các phương thức thích hợp như nén kéo, nén nâng, nén vít, nén tĩnh...
bài 1 : phương thức nén kéo
I. TƯ THẾ NGỒI NÉN KÉO NGỮA (hình 1 ).
Mục đích : giải toả các đốt sống bị dính cứng khu trú trong phạm vi từ D6 đến D12, có
hình thái liên lồi và giữ tĩnh các đốt sống từ D12 trở xuống .
Tư thế : bệnh nhân ngồi ghế, hai đầu gối vuông gốc, bàn chân đặt bằng, đầu cổ ngay, hai
tay đưa vòng ra sau gáy, các ngón tay cài khoá chặt, hai cánh tay áp sát mang tai.
Bệnh nhân ngồi ghế phía sau, một tay dùng ngón cái đặt tỉnh tại trọng điểm, tay kia cầm
chắc hai bàn tay bệnh nhân đan khoá ở sau gáy.
66