2. Mạch phải động như thế nào mới là bình thường?
3. Mỗi cái mạch nhịp hình thức ra sao?
Tinh vi nhất của Trung y là mạch học, là những phù hiệu thống kê được do trải qua kinh nghiệm sâu
dầy của trên 4.000 năm chồng chất. Không những có thể khám biết được biểu, lý, hư, thiệt, hàn,nhiệt
lại còn có thể quyết định được sống chết nữa. Cho nên Thiên Ngũ Duyệt, Ngũ Sử trong Linh Khu có
nói: “Khí khẩu thành mạch để quyết tử sanh”. Câu nói ấy rất đúng, không có gì là ngoa. Người nào có
chút kinh nghiệm năm chứng đều có năng lực phán đoán. Đó là một dấu hiệu tin cậy đặc biệt trong sự
chẩn đoán của Trung y, mảy may không chút nghi ngờ.
Trước hết, ta hãy bàn đến tác dụng sinh lý của mạch. Vì trái Tim có những bắp thịt ngăn Tim ra làm hai
phần riêng hẳn không thông nhau, hai bên phòng trái phải như máy bơm nước. Nửa Tim bên phải bóp
lại để đưa máu đen lên Phổi, đến mao tế quản ở Phổi, rồi lại theo tĩnh mạch máu đỏ trở về Tim bên
trái. Nửa trái Tim bên trái bóp vào thì máu đỏ theo động mạch đẩy ra châu thân, ra đến tận cùng mao
tế quản lại theo đường tĩnh mạch máu đen mà về Tim bên phải. Rồi từ bên phải lại đưa đi như trước,
cứ như thế tuần hoàn không thôi. Ống máu từ trong Tim ra gọi là động mạch, ống động mạch lại phân
ra nhánh nhóc, đến động mạch nhỏ lại chia thành vô số động mạch nhỏ nữa gọi là mao tế quản, cứ
vòng quanh rồi trở lại như thế. Nội Kinh nói: “Phần dinh khí cứ thúc đẩy đi mãi không ngừng, đó là
mạch”.
Mạch tức là hiện tượng động mạch rõ ràng, ống mạch là để máu chảy thông qua tuần hoàn châu thân.
Căn cứ trên kết quả của giải phẫu học thì động mạch ở cổ tay to bằng ống lông ngỗng, theo chiều cánh
tay lần lên lần to, hợp cùng với đại động mạch thẳng vào quả Tim. Tim một lần bóp, tức là đẩy máu
theo ống mạch ra. Ống động mạch co giãn theo nhịp đập của trái Tim gọi là mạch nhảy.
Hình thức mạch động trên nam nữ, già trẻ, động tĩnh có tánh cách khác nhau. Trẻ con mới sanh mỗi
phút mạch nhảy độ trên 120 nhịp. Từ 5 tuổi về sau xuống còn hơn 90 nhịp. Con trai đến tuổi thành
nhân trung bình mạch nhảy 70 nhịp, con gái mạch nhảy có phần mau hơn con trai. Người già mau hơn
người trẻ. Sau khi vận động hoặc ăn uống, hoặc khi tình cảm xung động, hoặc trong phòng kín thiếu
dưỡng khí thì thường mạch nhảy gia tăng. Thầy thuốc căn cứ nơi đây xét mạch để phân biệt biết được
sức đẩy máu của Tim là mạnh hay yếu và ống mạch teo hay nở, yếu hay mạnh, mềm hay cứng để phân
biệt bệnh tật biến hóa trên sinh lý cũng như bệnh lý ra sao. Nội Kinh nói: “Mỗi thở ra mạch nhảy 2
nhịp, mỗi hít vào mạch nhảy 2 nhịp gọi đó là mạch của người bình thường”. Người sức khỏe bình
thường mỗi phút có 18 hơi thở ra vào, mỗi hơi thở mạch nhảy 4 nhịp, cộng lại đúng là 72 nhịp, học
thuyết của Nội Kinh đã trải qua trên 4.000 năm đem so với Tây y ngày nay mỗi phút mạch nhảy 72
nhịp, trong chỗ không hẹn mà đồng nhau. Theo đây mà xem, thì mạch học của Trung y đối với sinh lý
bình thường, bệnh lý biến thái, trong lâm chứng có một kinh nghiệm chất chứa vô cùng phong phú mới
có thể chẩn đoán xác thực như trên. Nay chúng tôi đem kho tàng mạch học quý báu ấy với những phù
hiệu mạch tượng quan trọng mà phân thuật như sau đây: Phù, Trầm, Trì, Sác, Hưỡn, Khâu, Huyền,
Cách, Lao, Nhụ, Nhược, Tán, Tế, Hượt, Sắc, Hư, Thiệt, Trường, Hồng, Vi, Khẩn, Phục, Động, Xúc,
Kiết, Đợi.
1. PHÙ (nổi):
Kệ rằng: